F0 điều trị tại nhà cần theo dõi sức khỏe hàng ngày, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế và cần tránh thực hiện một số việc dưới đây.

Với số lượng F0 tăng lên nhiều như hiện nay việc điều trị tại nhà không còn quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, do được điêu trị tại nhà nên nhiều F0 có xu hướng tự sử dụng thuốc hoặc nghe theo lời truyền miệng hoặc mách bảo trên mạng xã hội khiến bệnh tình không thuyên giảm.

Một số việc mà F0 điều trị tại nhà tuyệt đối không được làm

Không xông hơi, đánh gió quá nhiều lần mỗi ngày

Việc xông hơi, đánh gió có thể mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho các F0 có triệu chứng tuy nhiên người bệnh không nên lạm dngj phương pháp này. Đây không phải là cách có tác dụng tiêu diệt virus.

Chỉ nên xông hơi khi thân nhiệt bình thường, không sốt cao. Xông hơi phải được thực hiện ở nơi kín gió và không quá 1 lần/ngày.

Không sử dụng thuốc kháng viêm corticoid

Thuốc kháng viêm coritcoid là loại thuốc có được đề cập đến trong phác đồ điều trị dành cho các F0. Tuy nhiên, không phải F0 nào cũng cần dùng thuốc kháng viêm. Việc sử dụng thuốc vào thời điểm nào và liều lượng như thế nào phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Một số F0 khi mới bị dương tính đã sử dụng thuốc này để dự phòng bệnh là không cần thiết và có thể gây ra tác dụng phụ.

Vì vậy, F0 điều trị tại nhà cần lưu ý, không sử dụng thuốc trong những ngày đầu, khi SpO2 trên 95% và chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.

4-viec-f0-dieu-tri-tai-nha-khong-nen-lam-01

Không dùng quá nhiều loại thuốc không tác dụng để phòng lây nhiễm

Việc tăng cường sức đề kháng và phòng chống lây nhiễm cho những người xung quanh là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, tăng cường sức đề kháng là một quá trình lâu dài và cần phải kết hợp với việc ăn uống đủ chất, tập luyện và nghỉ ngơi đầy đủ mới phát huy hiệu quả.

Vì vậy, cả F0 và những người chăm sóc F0 không nên sử dụng quá nhiều thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch cùng lúc vì có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt đối với sức khỏe.

Không sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn

Không phải F0 nào cũng cần sử dụng kháng sinh để trị nhiễm khuẩn. Vì vậy, người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ để biết mình có cần sử dụng kháng sinh hay không?

F0 điều trị tại nhà dùng thuốc như thế nào?

Việc kê đơn điều trị cho F0 tại nhà được thực hiện khi người bệnh có dấu hiệu sốt, ho. Cụ thể:

– Sốt: Người lớn sốt trên 38,5 độ C, đau đầu, đau người nhiều: Uống thuốc hạ sốt (paracetamol 0,5 g) 1 viên/lần/mỗi 4-6 giờ và chỉ uống không quá 4 viên/ngày.

– Ho: Dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.

– Uống oresol nếu kém ăn/giảm ăn hoặc sử dụng thay nước.

Trẻ nhỏ sốt trên 38,5 độ C cần uống thuốc hạ sốt paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, lặp lại 4-6 giờ và không quá 4 lần/ngày.

Trong danh mực các loại thuốc điều trị ngoại trú cho người bệnh Covid-19 tại nhà được Bộ Y tế ban hành tại Phụ lục số 03 kèm Quyết định 261/QĐ-BYT có đề cập đến việc sử dụng thuốc kháng virus. Lựa chọn một trong số các thuốc sau: Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên); Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên)…

Lưu ý, ngay sau khi được xác định mắc Covid-19, người bệnh sẽ dùng thuốc kháng virus ngay, tốt nhất là dùng trong 5 ngày ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng và ưu tiên cho các F0 có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi, người chưa tiêm đủ liều vắc xin, người có bệnh nền…

Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu suy hô hấp (biểu hiện gồm khó thở, thở hụt hơi, thở rít, khò khè; người lớn có nhịp thở ≥ 20 lần/phút; trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi ≥ 30 lần/phút; trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi ≥ 40 lần/phút và/hoặc SpO2≤ 96%…), người bệnh cần sử dụng kết hợp thuốc chống viêm corticoid và chống đông máu nhưng chỉ kê điều trị trong 1 ngày chờ chuyển đến cơ sở điều trị F0.