Rát họng, ngứa họng, ho là những triệu chứng thường gặp khiến F0 khó chịu. Vậy làm cách nào để giảm nhẹ những triệu chứng này.

Hiện nay, số ca nhiễm Covid-19 đang tăng cao từng ngày. Rất nhiều F0 gặp phải các triệu chứng như rát cổ, ho… gây ra nhiều khó chịu.

BS. CKII. Nguyễn Thị Thông Tuyết (nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện quân y 354) đã chia sẻ một số cách tư nhiên làm giảm ho, giảm viêm họng, đau rát cổ.

10

Nước muối sinh lý chữa viêm họng

Súc miệng với nước muối ấm là cách đơn giản nhất để làm dịu cơn đau ở cổ họng. Nước muối có tác dụng làm dịu niêm mạc, tiêu viêm và sát khuẩn. Nước muối còn giúp làm loãng và loại bỏ dịch đờm ứ đọng, từ đó giảm nhanh tình trạng khó nuốt và nghẹn vướng.

Súc miệng bằng nước muối ấm còn có hiệu quả giảm đau trong trường hợp viêm amidan, viêm thanh quản cấp, viêm VA và tổn thương hầu họng do trào ngược dạ dày thực quản. Có thể duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối 1 – 2 lần/ngày để phòng ngừa các vấn đề về đường hô hấp.

Gừng tươi

Gừng tươi (sinh khương) đã được dùng để giảm các triệu chứng viêm họng như ho, đau rát họng, đờm ừ, khàn tiếng… Theo kinh nghiệm dân gian, gừng có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, cầm ho, chỉ thống (giảm đau), cải thiện sức đề kháng cho người bệnh.

Hiệu quả chữa viêm họng của gừng cũng đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. Hợp chất Gingerol trong gừng tươi có khả năng kháng viêm và ức chế virus RSV – chủng virus thường gây viêm họng và cảm lạnh. Ngoài ra, Gingerol còn có tác dụng giảm đau tự nhiên với cơ chế tương tự thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Cách dùng: Ngậm vài lát gừng tươi (nên ngậm sát ở vùng hầu họng) để long đờm, giảm cảm giác đau rát, khó chịu và giảm ho. Nên áp dụng nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt.

Hãm 1 củ gừng tươi xắt lát với 250ml nước sôi. Sau 10 – 15 phút thì thêm vào 1 ít mật ong, khuấy đều và uống khi trà còn ấm. Nên dùng 2 – 3 lần/ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ để tránh cảm giác đau họng, ho bùng phát mạnh vào ban đêm.

Quất (tắc) chưng đường phèn

12

Quất có tác dụng giải cảm, nhuận phế và tiêu đờm, được dùng để giảm ho có đờm và khàn tiếng. Ngoài ra, trong quả quất còn chứa nhiều vitamin C,  giúp tăng cường đề kháng và hỗ trợ loại bỏ virus, vi khuẩn của hệ miễn dịch.

Đường phèn có có công dụng thanh nhiệt và nhuận phế. Kết hợp quất và đường phèn có thể giảm cảm giác ngứa, đau rát cổ họng và ho do các bệnh đường hô hấp.

Cách làm: Lấy 3 – 5 quả quất tươi và 1 ít đường phèn, có thể dùng thêm mật ong. Quất đem rửa sạch, cắt đôi cho vào chén cùng đường phèn giã nhỏ, đem hấp cách thủy trong 15 – 20 phút.

Để nguội, ăn cả nước lẫn cái để giảm đau họng, ho khan và ho có đờm. Dùng vài lần/ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Chanh

Chanh tươi chứa hàm lượng acid citric có tác dụng làm loãng dịch đờm ứ đọng, từ đó giảm đau rát và nghẹn vướng ở cổ họng. Hàm lượng vitamin C cao trong chanh có khả năng thanh nhiệt, giải độc và tăng cường sức đề kháng, giúp loại bỏvirus và vi khuẩn gây tổn thương hầu họng.

Cách dùng:

Ngậm chanh tươi: Dùng 1 lát chanh tươi tẩm với 1 ít muối và ngậm trực tiếp, nuốt nước cốt chanh, sau 10 phút có thể nhả lát chanh. Nếu cảm thấy khó chịu khi ngậm chanh với muối, bạn có thể thay thế bằng mật ong.

Uống trà chanh và mật ong: Vắt 2 quả chanh lấy nước cốt. Sau đó hòa nước cốt chanh với 3 thìa mật ong, rồi đổ thêm 300ml nước ấm vào và khuấy đều. Uống trà khi còn ấm và nên nhấp từng ngụm để dưỡng chất từ trà thẩm thấu vào mô hầu họng.

Tía tô

14

Tía tô chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất,… nên rất tốt cho hệ miễn dịch và nhất là sức đề kháng và sức khỏe tai – mũi – họng. Trong Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, có tính kháng viêm, diệt khuẩn, thanh lọc cơ thể và bổ phế hiệu quả.

Cách dùng:

Cháo tía tô: Dùng 1 nắm là tía tô rửa sạch, thái nhỏ, hành bóc vỏ. Nấu gạo thành cháo, nếm cho vừa ăn, cho tía tô vào nồi. Ăn cháo hàng ngày, khi còn nóng. Cháo tía tô không chỉ giúp kháng khuẩn, tiêu viêm mà còn rất tốt cho cổ họng.

Hoặc lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ và đường phèn. Tất cả đem rửa sạc, thêm đường phèn vào hấp cách thủy từ 15-20 phút. Dùng nước cốt sau khi hấp. Uống 3 lần trong ngày.

Lê hấp táo đỏ

Lê tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt và nhuận phế. Táo đỏ có tác dụng bồi bổ sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch. Lê hấp táo đỏ không chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu mà còn cải thiện sức khỏe rõ rệt. Quả lê kết hợp với táo đỏ là bài thuốc giảm đau họng có thể áp dụng cho trẻ nhỏ, mẹ bầu và cho con bú bị viêm họng.

Cách làm: Dùng1 quả lê (nên chọn quả lê có kích thước lớn), 1 ít táo đỏ, mật ong/đường phèn và gừng. Lê rửa sạch. nạo bỏ phần ruột.

Gừng xắt sợi, táo đỏ cắc nhỏ rồi cho tất cả vào bên trong quả lê, thêm vào 1 ít đường phèn hoặc mật ong. Sau đó đem chưng cách thủy trong 15 – 20 phút với lửa nhỏ. Lấy ra để nguội và ăn khi còn ấm.

Củ cải trắng

Củ cải có khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông khí ở phổi và hóa đờm. Vì vậy nó được sử dụng để giảm ho khan, đau họng, ngứa ngáy và ho có đờm do viêm họng, viêm phế quản kéo dài.

Cách dùng: Lấy 1 – 2 củ cải trắng tươi (nên lựa củ căng, chứa nhiều nước) và 1 ít mật ong hoặc đường phèn. Củ cải rửa sạch, cạo vỏ, cắt thành dạng sợi, rồi đem trộn với đường phèn/ mật ong, sau đó cho vào hũ đậy kín để qua đêm.

Sáng hôm sau, chắt lấy nước uống. Sử dụng liên tục trong vài ngày để giảm nhanh cơn ho và tình trạng khàn tiếng, đau họng.

Tỏi

Tỏi có nhiều tác dụng chữa bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp. hoạt chất allicin, liallyl, ajoene,… trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả.

Cách dùng:

Tỏi, mật ong hấp cách thủy: Tỏi đập dập, thêm mật ong rồi hấp cách thủy trong 20 phút. Khi hỗn hợp nguội bớt có thể ăn cả bã lẫn nước. Nên sử dụng 3 lần/ngày trước bữa ăn 15 phút và kiên trì thực hiện trong 10 – 15 ngày.

Tỏi nướng: Lấy 3 tép tỏi chưa bóc vỏ và vỏ nướng bên ngoài. Sau đó bóc vỏ ra và lấy phần bên trong cho vào chén, thêm ít nước ấm rồi nghiền ra. Dùng nước này để uống.