Cuối năm là dịp mà các gia đình thường đi tôn tạo, sửa sang lại mộ phần tổ tiên, mời tổ tiên về ăn tết. Tuy nhiên có một số lưu ý mà ai cũng cần nhớ.

Lễ tạ mộ, tảo mộ cuối năm là một trong những nghi thức cực kỳ quan trọng của người Việt. Thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên. Đồng thời cũng là nét văn hóa lưu giữ từ ngàn đời nay.

Lễ tạ mộ được thực hiện vào mỗi dịp cuối năm âm lịch, từ ngày 20 tháng Chạp đến chiều 30 Tết. Nhưng lễ này cũng có thể thực hiện sớm hơn, tùy theo điều kiện của từng gia đình.

Những việc cần làm tại lễ cuối năm

Trước khi tiến hành dọn dẹp phần mộ, người chủ gia đình hoặc người lớn tuổi cần thực hiện thắp hương xin phép và đọc văn khấn tảo mộ cuối năm. Trong khi đợi hương tàn, con cháu có thể tiến hành dọn dẹp phần mộ. Khi nén hương cháy được 2/3 thì gia chủ có thể tiến hành hóa vàng và xin thụ lộc.

5

– Sửa sang, dọn dẹp khu mộ cho sạch sẽ mặt trước, mặt sau và khu vực xung quanh.

– Nhổ phát cỏ, cây dại xung quanh khu mộ.

– Có thể trồng hoa, trang trí cho khu mộ đẹp và ấm cúng.

– Thắp hương cho những mộ phần xung quanh khu mộ của gia đình.

– Nên ăn mặc lịch sự, trang trọng để thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính với những người đã khuất. Nếu đi cùng con, cháu, đây là dịp để giải thích cho con cháu về ông bà, tổ tiên và công đức dòng họ.

– Sau khi đi tảo mộ về, nên tắm giặt sạch sẽ để loại bỏ hàn khí, bụi bẩn.

Kiêng kỵ nên tránh trong lễ tảo mộ cuối năm

Không nên đi cúng tế ở nơi hẻo lánh

Tốt nhất bạn nên đi những con đường mà mọi người hay đi để tránh gặp nguy hiểm. Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy sẽ dễ nhiễm tà khí, nếu như thật sự cần đi thì nên đi cùng nhiều người.

Khi tảo mộ, cần chú ý sửa sang bốn phía của ngôi mộThứ nhất là để tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất, thứ hai là để xem xét tình hình của mộ. Nếu như xung quanh mộ có nước (nước có thể vào bên trong hoặc vũng nước rất sát mộ) sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của của người đời sau.

Không nên nói to khi làm lễ

Khi tới nơi mộ phần, các trưởng lão sẽ lo phần lễ bái, còn con cháu đứng nghiêm túc chấp tay cầu nguyện. Lưu ý khi làm lễ mọi người không nên nô đùa hay nói chuyện quá to, hãy thể hiện một cách nghiêm túc, trang nghiệm, tôn trọng người đã khuất.

Đi tảo mộ với thái độ chân thành

Khi đi cúng tế và tảo mộ cần phải chân thành, trên đường đi nếu có mộ, dù đi hay đứng lại đều cần phải lễ độ cung kính. Trong quá trình tảo mộ không nên làm lộn xộn quá nhiều các mảnh đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Không chụp ảnh quanh mộ

Bởi vì tảo mộ cũng thường là khoảng thời gian người thân tụ tập lại với nhau, lúc này cần chú ý không được chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ.

Dọn dẹp bàn thờ sau khi tảo mộ

Sau phần tảo mộ trở về là tiếp tới việc dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, nơi thờ cúng. Đây cũng là công việc quan trọng để con cháu thể hiện sự tôn trọng, thành kính, quan tâm chăm sóc của mình đối với ông bà, tổ tiên.

Lưu ý: Một loại quả tuyệt đối không nên mang đi tảo mộ cuối năm là quả chuối. Bởi lẽ, theo phong thuỷ, quả chuối mang ý nghĩa thu hút, do đó nó cũng hay được dùng để thờ cúng.

Dù vậy, nếu đi tảo mộ hay trong tháng cô hồn thì gia đình nên tránh dùng chuối để tránh ‘chào đón’ các vị khách không mời mà đến.