Đây là vị vua nổi tiếng bậc nhất triều Nguyễn. Bên cạnh yếu tố chính trị, vị vua này cũng có lối sống hưởng lạc, hoang phí không ai bằng.

Đôi nét về cuộc đời của vua Khải Định

Lúc còn sống, vua Khải Định bị xem là ông vua bù nhìn, nhu nhược trước thực dân Pháp khiến trong dân gian xứ Huế lúc bấy giờ truyền miệng cầu vè châm biếm rằng: “Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây, Nghề này thì lấy ông này tiên sư”.

Vua Khải Định cũng nổi tiếng là ông vua ăn chơi, cờ bạc, hoang phí và đặc biệt là có sở thích ăn mặc diêm dúa, lòe loẹt không giống ai.

Chân dung vua Khải Định

Chân dung vua Khải Định

Lăng Khải Định là đỉnh cao kiến trúc lăng tẩm thời Nguyễn

Vua Khải Định mất vào năm 1925. Sau đó, ông được an táng tại Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng. Lăng mộ nằm trên triền núi Châu Chữ, bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thành phố Huế.

Kể từ khi lên ngôi vua năm 1916, Khải Định đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức và đặc biệt là Ứng Lăng.

Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 và phải mất 11 năm mới hoàn thành. Để có kinh phí xây dựng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Điều này đã bị lịch sử lên án gay gắt.

Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 và phải mất 11 năm mới hoàn thành. Để có kinh phí xây dựng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Điều này đã bị lịch sử lên án gay gắt.

Mặc dù công trình lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn.

Sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông – Tây trong kiến trúc Lăng Khải Định phản ánh sở thích xa hoa của nhà vua lúc sinh thời.

Sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông – Tây trong kiến trúc Lăng Khải Định phản ánh sở thích xa hoa của nhà vua lúc sinh thời.

Lăng có kiến trúc hình khối chữ nhật vươn cao 127 bậc cấp, ảnh hưởng từ nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo (cổng trụ hình tháp), Phật giáo (trụ biểu dạng stoupa), kiến trúc Roman Gothic (những hàng cột bát giác, vòm cửa cao rộng)…

Lăng được xây dựng bằng những vật liệu tân thời như sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, được nhà vua cho người sang Pháp nhập về. Toàn bộ nội thất trong 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằng những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản…

Cung Thiên Định, nơi chôn cất thi hài của vua Khải Định, là nơi có thiết kế đặc sắc nhất và có giá trị nghệ thuật nhất cho đến ngày hôm nay. Trên ba tầng nhà, bức “Cửu Long Ẩn Vân” (chín con rồng ẩn trong mây) được các nghệ nhân tài ba ghép từ sành sứ và đá hiếm nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản.

Cung Thiên Định, nơi chôn cất thi hài của vua Khải Định, là nơi có thiết kế đặc sắc nhất và có giá trị nghệ thuật nhất cho đến ngày hôm nay. Trên ba tầng nhà, bức “Cửu Long Ẩn Vân” (chín con rồng ẩn trong mây) được các nghệ nhân tài ba ghép từ sành sứ và đá hiếm nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong cung Thiên Định, có hai bức tượng đồng Vua Khải Định. Bức tượng bên ngoài, nhà vua mặc đồ binh sĩ Pháp, được đúc tại Việt Nam. Bức tượng trên áng thờ, tỉ lệ 1:1 được đúc tại Pháp bởi hai nghệ nhân người Pháp, và dát vàng bởi những nghệ nhân người Huế. Mộ phần của nhà vua nằm ngay dưới áng thờ này.

Và một điều đặc biệt nữa là tất cả các chi tiết đều được trang trí bằng nghệ thuật khảm kính sứ.

Và một điều đặc biệt nữa là tất cả các chi tiết đều được trang trí bằng nghệ thuật khảm kính sứ.

Có thể nói, Lăng Khải Định là một công trình có giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc. Thậm chí còn được đánh giá là một kiệt tác về nghệ thuật khảm sành sứ cung đình Huế, góp phần làm phong phú, đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế nói riêng và di sản Huế nói chung.