Tai là cơ quan điều khiển tính giác của con người nhưng khi tai bị ngứa nhiều người lại thường bỏ qua vì cho rằng điều này không nghiêm trọng.

Bạn cần biết rằng dây thần kinh tai rất mỏng manh, nhạy cảm, yếu và dễ ảnh hưởng đến thính giác. Do đó, bạn không nên chủ quan nếu dấu hiệu ngứa tai thường xuyên xuất hiện.

Tai có quá nhiều ve

Làn da của con người nếu không được làm sạch kịp thời sẽ có nhiều ve sinh sản. Đặc biệt, đối với người da dầu thì có thể sẽ bị một số con ve bám vào tai. Trường hợp này tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để làm sạch lỗ tai bằng dụng cụ chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, chăn màn dùng khi ngủ cũng phải được giặt và phơi khô kịp thời để tránh bọ ve chui vào tai quá nhiều.

Tai quá khô

Bình thường, da ống tai luôn có một độ ẩm nhất định do chất bã nhờn tiết ra bao phủ bề mặt để bảo vệ ống tai. Chất này đặc như sáp và thường được gọi là ráy tai. Ráy tai sinh lý đó sẽ “thu gom” các tế bào chết, bụi mịn, vi khuẩn… bám trên ống tai và dần dần khô đi, sau đó tự rớt ra ngoài mà không cần phải “khai quật” bởi tăm bông và móc ráy.

Tuy nhiên, rất nhiều người không biết điều này nên thường xuyên ngoáy tai. Việc vệ tinh tai quá mức làm mất hết hàng ráy bảo vệ khiến da ống tai bị khô, kích ứng gây ngứa và suy yếu sức đề kháng. Điều này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi nấm tấn công.

Bệnh chàm có thể gây ngứa tai

Nếu tai thường xuyên bị dính nước (do tắm, đi bơi,…) thì vết chàm sẽ xuất hiện theo thời gian. Nó cũng sẽ làm cho tai của bạn trở nên rất ngứa. Vì vậy chúng ta phải cẩn thận. Tốt nhất là nên dùng nút bịt tai để bịt tai trong quá trình tắm hay đi bơi.

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ngứa lỗ tai. Một số thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng bao gồm: sữa, bột mì, quả hạch, đậu nành, cá và hải sản có vỏ, các chất phụ gia, hương liệu trong chế biến thực phẩm, men bia,…

Nếu đã bị ngứa lỗ tai do dị ứng, bạn cũng có thể cảm thấy ngứa những phần còn lại trên khuôn mặt, thậm chí ngứa toàn thân và nổi mề đay. Đây là phản ứng dị ứng của toàn thân mà da ống tai chỉ là một phần rất nhỏ trong đó mà thôi.

Viêm mũi dị ứng

Các bệnh lý trong tai, mũi, họng thường liên quan với nhau vì vậy đây cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa lỗ tai. Dị ứng mũi thường do tác động của môi trường, bụi nhà, phấn hoa, lông có dính nước bọt của vật nuôi… Căn bệnh này có thể đi kèm với các dấu hiệu như hắt xì từng tràng, sổ mũi nước trong, đau đầu âm ỉ, nghẹt mũi, chảy nước mắt, kém tập trung, uể oải.

Khi triệu chứng viêm mũi dị ứng được kiểm soát, hiện tượng ngứa trong tai cũng sẽ không còn.