Đó chính là những từ dùng để miêu tả không khí thi đấu tại Giải Judo Khiếm thị Vô địch Quốc Gia diễn ra ở nhà tập luyện Phú Thọ trong ngày thi đấu đầu tiên sáng 31.05.2022, giải nằm trong chuỗi sự kiện thể thao người Khuyết tật mùa hè năm 2022 được TP.HCM đăng cai tổ chức.

Toàn thể Ban tổ chức, khách mời, trọng tài, các huấn luyện viên, vận động viên, tình nguyện viên tham gia tại giải sáng nay chụp hình lưu niệm sau khi kết thúc ngày thi đấu đầu tiên. Ảnh: Lê Kim Hưng

Giải đấu năm nay quy tụ hơn 300 vận động viên đến từ nhiều đơn vị trên cả nước. Nhìn chung so với những năm trước số lượng các đoàn tham gia, cũng như lực lượng vận động viên thi đấu tại giải vẫn còn nhiều hạn chế.

Một trong những tình huống thi đấu đẹp mắt và mang tính kỹ thuật cao được các vận động viên đặc biệt sử dụng trong trận đấu khiến khái đài võ oà. Ảnh: Lê Kim Hưng

Tuy nhiên, đúng nghĩa lấy “chất” bù cho “lượng”, đầu tiên phải nói đến trình độ chuyên môn của các vận động viên khiếm thị được đánh giá tốt hơn so với những giải đấu trước đây. Sau đó chính là không khí thi đấu, ở nội dung nào cũng có sự tham gia nhiệt tình hết mình từ các vận động viên, tình nguyện viên, cổ động viên tham gia tại giải, những giọt mồ hôi nhễ nhại sau mỗi trận đấu, những tiếng hò reo chiến thắng, hay các tình huống Ippon vô cùng kỹ thuật, tất cả tạo nên một bầu không khí vô cùng hấp dẫn, đầy cảm xúc, các trận đấu đầy kịch tính tại nhà tập luyện Phú Thọ sáng hôm nay tại Giải Judo Khiếm thị Vô địch Quốc Gia 2022.

Các vận động viên thi đấu hết mình trên sàn đấu. Ảnh: Lê Kim Hưng
Dù thắng hay thua họ cũng đã cống hiến cho khán giả những giây phút hết sức hấp dẫn. Ảnh: Lê Kim Hưng

Có thể nói rằng các hoạt động thi đấu tập luyện dành riêng cho người khuyết tật có một ý nghĩa lớn lao và sâu sắc đối với xã hội. Vì thông qua các hoạt động này không chỉ nhằm mục đích khuyến khích cộng đồng người khuyết tật nâng cao tinh thần TDTT, mà còn là cơ hội để tuyển chọn các vận động viên tài năng bổ sung lực lượng đội tuyển tham dự các giải đấu mang tầm Quốc tế khác như: Asian Para Games, The Paralympic Games…

Ngoài sàn đấu là những vận động viên, cổ động viên, tình nguyện viên luôn theo sát và reo hò cổ động các võ sĩ thi đấu. Ảnh: Lê Kim Hưng
Thể thao đưa mọi người đến gần nhau hơn, không còn những tự ti mặc cảm của bản thân mà ở đó là sự sẻ chia, đồng lòng và thấu cảm. Ảnh: Lê Kim Hưng
Trao đổi chiến thuật trước khi lên sàn đấu để cống hiến những trận đấu hấp dẫn nhất. Ảnh: Lê Kim Hưng

Chưa bàn đến câu chuyện thành tích, huy chương, chỉ riêng ý chí mạnh mẽ trong việc hòa nhập cùng cộng đồng trong phong trào TDTT của những vận động viên đặc biệt đã là điều mà không nhiều người bình thường làm được. Người khuyết tật là một bộ phận của cộng đồng xã hội, vì vậy họ cũng chính là một phần của toàn dân tham gia luyện tập, thi đấu TDTT, thực hiện theo cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, điều này không những tác động tích cực đến đời sống tinh thần, động viên người khuyết tật sống vui, sống khỏe và hội nhập cộng đồng mà còn là cơ sở để nâng cao chất lượng chuyên môn tuyển chọn đội tuyển Quốc gia, hướng đến việc vươn tầm huy chương Quốc tế dành cho nền thể theo của cộng đồng người khuyết tật tại Việt Nam.


Kết quả thi đấu các hạng cân sáng hôm nay ngày 31.05.2022:

-42kg nữ:
Vàng: Trương Thị Mỹ – Bình Thuận
Bạc: Huỳnh Nguyễn Anh Thư – TP.HCM
Đồng: Nguyễn Thị Cúc – Bình Thuận

-48kg nữ:
Vàng: Huỳnh Thanh Yến Vy – TP.HCM
Bạc: Lê Thị Duyên – TP.HCM
Đồng: Hồ Trần Kì Giang – Bình Thuận

-50kg nam:
Vàng: Nguyễn Viết Tuấn – TP.HCM
Bạc: Nguyễn Thành Nhân – Bình Thuận
Đồng: Văn Lộc Thuận – TP.HCM
Đồng: Phạm Nhất Thiên Bảo – Bình Thuận

-55kg nam
Vàng: Nguyễn Viết Tú – TP.HCM
Bạc: Mã Ngọc Thiện – TP.HCM
Đồng: Nguyễn Văn Khởi – Bình Thuận
Đồng: Hồ Thái Hiển – TP.HCM

-60kg nam
Vàng: A In – Bình Thuận
Bạc: Võ Thanh Triều – TP.HCM
Đồng: Nguyễn Văn Duy – TP.HCM
Đồng: Nguyễn Quốc Hưng – TP.HCM


Ảnh: Lê Kim Hưng

Sài Gòn Thể Thao – Thể Thao Văn Hoá