Chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 15 năm là được hưởng lương hưu có đúng không?
Điều kiện hưởng chế độ hưu chí
Mới đây, Bộ Lao động – Thương Binh và Xã Hội đã trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), cụ thể đã đề xuất sửa đổi nhiều nội dung liên quan đến chế độ hưu trí. Trong số đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có đề cập đến việc sửa đổi số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần từ 20 năm xuống 15 năm, và hướng tới trong tương lai còn 10 năm.
Với mức hưởng lương hưu trong trường hợp này cũng sẽ được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, người có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH. Việc này còn hướng tới giảm thiểu số lượng người tham gia BHXH, rút BHXH một lần trong tương lai.
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 219, Bộ luật lao động 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về điều kiện hưởng lương hưu của người lao động. Trong đó sửa đổi, bổ sung Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội, theo đó người lao động trong điều kiện lao động bình thường được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện về tuổi đời và thời gian tham gia BHXH, cụ thể được quy định như sau:
– Đủ tuổi nghỉ hưu được quy định tại Khoản 2, Điều 169 của Bộ Luật Lao động năm 2019;
– Tham gia BHXH với thời gian từ đủ 20 năm trở lên.
Ngoài ra, với các trường hợp đặc biệt sẽ có những quy định cụ thể về độ tuổi nghỉ lương hưu. Đối với tất cả người lao động,
.
Như vậy, thời gian đóng BHXH tối thiểu để có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí của hầu hết các trường hợp đều là đủ 20 năm. Thời gian này được đánh giá còn khá dài dẫn tới nhiều người không tích lũy đủ số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu. Khi không được hưởng chế độ hưu trí thì người tham gia sẽ chọn cách rút BHXH một lần.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, quy định về thời gian tham gia BHXH chỉ từ đủ 10 năm là đã được hưởng lương hưu. Mặc dù số năm đóng ít khiến mức lương hưu có thể thấp nhưng nhưng vẫn tốt hơn so với việc người tham gia rút BHXH một lần hay chuyển sang các loại trợ cấp xã hội khác gây ra gánh nặng cho xã hội.
Chính vì vậy, việc sửa đổi giảm số năm đóng BHXH xuống còn 15 năm là cần thiết, phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Tuy nhiên đây mới chỉ là dự thảo chứ chưa được chính thức áp dụng. Những nội dung này sẽ tiếp tục được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp phối hợp sửa đổi và hoàn thiện. Theo Nghị quyết 152/NQ-CP, dự kiến Luật BHXH (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.
Như vậy, theo pháp luật hiện nay, người lao động tham gia BHXH đóng 15 năm vẫn chưa đủ điều kiện để nhận lương hưu. Có thể, trong tương lai sẽ có những chính sách linh hoạt hơn, rút ngắn thời gian tham gia BHXH để người lao động có cơ hội được hưởng lương hưu.
Trường hợp duy nhất được hưởng lương hưu khi đóng BHXH đủ 15 năm
Hiện nay, Luật BHXH năm 2014 được sửa đổi một số Điều bởi Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ ghi nhận một trường hợp duy nhất đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu tại khoản 3 Điều 54 Luật này như sau:
Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
Như vậy, theo quy định này, người đóng BHXH đủ 15 năm muốn hưởng lương hưu cần đáp ứng được 2 điều kiện:
1 – Là lao động nữ làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2 – Đủ tuổi nghỉ hưu: Nghỉ hưu vào năm 2021 phải từ là đủ 55 tuổi 04 tháng; Nghỉ hưu ở những năm sau đó thì mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Nếu người lao động chưa đóng bảo hiểm đủ 20 năm mà không thuộc trường hợp này muốn hưởng lương hưu khi đủ tuổi có thể lựa chọn: Đi làm và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; hoặc tham gia BHXH tự nguyện để tích lũy đủ 20 năm.