Vừa ăn vừa xem phim, ăn quá nhanh, tập thể dục nặng sau ăn… sẽ gây tổn thương dạ dày.

Ảnh: Sohu
Ảnh: Sohu

1. Vừa ăn vừa xem phim: dễ ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu

Xem phim trong khi ăn gần như đã trở thành thói quen hàng ngày của hầu hết mọi người. Nhưng nghiên cứu từ Đại học bang Ohio, Mỹ cho thấy những người trưởng thành không bao giờ xem TV trong khi ăn sẽ ít béo phì hơn so với những người vừa xem phim vừa ăn.

Bởi khi sự chú ý của chúng ta bị thu hút vào màn hình, khả năng phản ứng với cảm giác no của chúng ta sẽ bị cản trở, khiến chúng ta dễ ăn nhiều đồ hơn và tiêu hao nhiều calo mà không hề nhận ra.

Ngoài ra, khi xem phim trong khi ăn, não ở trạng thái hoạt động, cạnh tranh với đường tiêu hóa, từ đó ức chế nhu động của đường tiêu hóa. Đồng thời có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của dịch dạ dày và tuyến tụy, từ đó ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng.

Gợi ý: Trong khi ăn không nên xem phim, lướt điện thoại, đọc sách, làm việc… mà nên thưởng thức món ăn một cách trọn vẹn.

2. Ăn luân phiên thức ăn nóng lạnh: gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây co thắt dạ dày

Nhiều người sẽ vừa ăn lẩu vừa uống nước lạnh, bia lạnh, kem, thạch… Bạn ăn rất vui nhưng bụng lại rất khó chịu. Ăn luân phiên các thức ăn nóng, lạnh sẽ gây kích ứng, tổn thương niêm mạc và làm suy yếu chức năng tiêu hóa, gây co thắt đường tiêu hóa dẫn đến đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sắc mặt nhợt nhạt, cảm lạnh, đổ mồ hôi, nhịp tim tăng và các triệu chứng khác.

Gợi ý: Dùng nước ấm thay vì đồ uống lạnh, không chỉ giúp tiêu hóa dễ dàng mà còn giảm lượng đường nạp vào.

3. Ăn quá nhanh: dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng gánh nặng cho dạ dày

Ăn quá nhanh khiến bạn không nhai hết thức ăn. Miếng thức ăn lớn sẽ dễ làm xước thực quản và niêm mạc dạ dày, mặt khác sẽ làm tăng khối lượng công việc của đường tiêu hóa. Nếu tình trạng này kéo dài, những cảm giác khó chịu như đầy bụng, đau dạ dày, trào ngược axit sẽ dễ dàng tìm đến.

Không những vậy, ăn quá nhanh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến lượng đường trong máu, cân nặng… và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì.

Gợi ý: Hãy giảm tốc độ ăn uống một cách thích hợp để thức ăn được nhai trọn vẹn. Nói chung, tốt nhất nên nhai mỗi thìa cơm từ 20 đến 25 lần để cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa.

4. Uống nước có ga trong bữa ăn: dễ ảnh hưởng đến tiêu hóa

Đồ uống có ga chứa nhiều khí axit cacbonic, uống trong bữa ăn sẽ không tốt cho tiêu hóa. Hơn nữa, do khí quá nhiều nên dễ có cảm giác no trong bụng, không có lợi cho việc ăn uống. Nó đặc biệt không thích hợp cho bệnh nhân bị viêm, loét dạ dày…

Gợi ý: Không nên uống đồ uống có ga trong bữa ăn, nếu cảm thấy đồ ăn quá khô có thể chọn uống nước lọc hoặc ăn súp rau.

5. Hút thuốc sau bữa ăn: hại dạ dày và phổi

Nhiều người nghiện thuốc lá sẽ ngay lập tức châm một điếu thuốc sau khi ăn và hít vài hơi để giải tỏa. Nhưng hút thuốc sau bữa ăn rất hại. Lúc này, nhu động ruột và tuần hoàn máu được đẩy nhanh, cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất có hại trong thuốc lá hơn. Ví dụ, nicotin trong thuốc lá có thể làm giãn cơ thắt môn vị, khiến dịch tiêu hóa trào ngược vào dạ dày và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Nó cũng thúc đẩy quá trình bài tiết mật, dễ gây viêm dạ dày mật và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Ngoài ra, hút thuốc vào thời điểm này còn khiến nhiều chất có hại như nicotine. Nicotin xâm nhập vào cơ thể, gây tổn hại trực tiếp đến đường hô hấp và phổi.

6. Đi bộ trăm bước sau bữa ăn: Sai thời điểm sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày

Khi dạ dày đã no sau bữa ăn, việc thực hiện các động tác đứng thẳng vào thời điểm này sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc bệnh sa dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày tá tràng…

Ngoài ra, lưu lượng máu qua đường tiêu hóa tăng lên sau bữa ăn, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ tương đối ở não, nguy hiểm đối với những người bị thiếu máu, hạ huyết áp, mắc các bệnh về tim mạch.

Khuyến nghị: Khoảng 30 phút sau bữa ăn, những người khỏe mạnh có thể bắt đầu tập thể dục nhẹ. Khoảng 1 đến 2 giờ sau bữa ăn, bạn có thể tập thể dục với cường độ vừa phải. Nên tập thể dục gắng sức từ 4 đến 6 giờ sau bữa ăn, khi dạ dày gần như trống rỗng.

7. Nới lỏng thắt lưng ngay sau bữa ăn: chức năng đường tiêu hóa dễ bị rối loạn

Nhiều người luôn cảm thấy cạp quần sau khi ăn một lúc sẽ co thắt lại, họ cho rằng nới lỏng sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng thực tế, hành động này gây đau bụng.

Nếu bạn nới lỏng quần ngay sau bữa ăn, áp lực trong ổ bụng giảm đột ngột, chức năng hỗ trợ của đường tiêu hóa bị suy yếu, khiến tải trọng lên các cơ quan tiêu hóa và dây chằng tăng lên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn mà còn dễ gây ra các triệu chứng như chướng, đau bụng, gây xoắn ruột, tắc ruột và các hậu quả xấu khác.

Gợi ý: Khi ăn không nên ăn quá no, chỉ nên no một nửa.

Theo Hằng Trần (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link