- Bóng Đá

 

Những cầu thủ nào đã từng xuất ngoại trước Quang Hải?

Lịch sử xuất khẩu cầu thủ của bóng đá Việt Nam chưa thật phong phú và hấp dẫn. Không những thế, đa phần các cầu thủ xuất ngoại của bóng đá Việt đều chưa để lại được nhiều dấu ấn chứ đừng nói đến chuyện thành công. Hiếm hoi chỉ có trường hợp Lê Công Vinh và Đặng Văn Lâm tạm gọi là định danh.

Công Vinh từng có thời gian khoác áo đội bóng Leixoes ở Bồ Đào Nha. Anh có 2 trận được đá chính và ghi 1 bàn ở cúp quốc gia. Đến giữa năm 2013, Công Vinh thi đấu cho Consodale Sapporo tại J.League 2. Trong 4 tháng, tiền đạo này đã ra sân 11 trận tại J.League 2 và Cúp Hoàng đế. Anh ghi 4 bàn, có 2 kiến tạo, với phong độ khá tốt đó, đội bóng Nhật Bản đã đề xuất mượn anh thêm 1 năm. Tuy nhiên, câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An đã không đồng ý khi chê mức gia đội bóng Nhật Bản đưa ra quá thấp.

Trong khi đó, thủ thành Đặng Văn Lâm đã khiến Muangthong United phải bỏ ra hơn 10 tỉ đồng để chiêu mộ anh từ Hải Phòng đầu năm 2019. Đặng Văn Lâm chiếm suất bắt chính tại câu lạc bộ Thái Lan, có 42 lần ra sân cho đội trước khi chuyển đến Cerezo Osaka (Nhật Bản). Đến nay, Văn Lâm vẫn gắn bó với Cerezo Osaka – đội bóng đang thi đấu ở J.League 1.

Ngoại trừ 2 gương mặt này, những Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng hay gần đây là Văn Hậu đều không để lại dấu ấn nào đáng kể khi xuất ngoại. Đặc biệt là trường hợp Văn Hậu. Hậu vệ sinh năm 1999 khoác áo SC Heerenveen theo dạng cho mượn từ Hà Nội mùa 2019-2020. Tuy nhiên, anh chỉ có đúng 4 phút ra sân tại Cúp Quốc gia Hà Lan. Bản hợp đồng đã bị truyền thông Hà Lan, các cựu cầu thủ SC Heerenveen và cổng giải trí fi881 chê bai khá nhiều.

Cần nói thêm, Văn Hậu là cầu thủ trẻ tiềm năng bậc nhất của bóng đá Việt Nam. Hậu vệ này có trình độ, kinh nghiệm lẫn thể chất. Tuy nhiên, khi bước vào môi trường bóng đá trình độ cao ở châu Âu và dù chỉ thi đấu ở vị trí hậu vệ biên ít cạnh tranh, Văn Hậu vẫn không giành được cơ hội vào sân. Điều đó cho thấy sự khác biệt về đẳng cấp lớn như thế nào.

 - Bóng Đá

 

Quang Hải gia nhập Pau FC có khác gì so với những cầu thủ ở trên?

Trở lại với trường hợp của Quang Hải, so với Văn Hậu, vị trí “số 10” của Hải con càng chịu nhiều sức ép cạnh tranh. Không những thế, việc một cầu thủ “da vàng” giữ vai trò chia bài tại đội bóng Pháp là điều chưa chắc những cầu thủ bản xứ đã chịu chấp nhận. Thế nên, quyết định gia nhập Pau FC của Quang Hải có thể nói là mạo hiểm. Mạo hiểm hơn nữa là Quang Hải còn ký hợp đồng dài hạn với Pau FC, thay vì chỉ sang thi đấu theo hợp đồng cho mượn như những người đi trước. Đồng nghĩa, Hải con không có đường lùi, được ăn cả ngã về không.

Cho dù vậy, quyết định của Quang Hải vẫn xứng đáng nhận được những lời động viên, đặc biệt anh cũng nhận được nhiều lời khen từ giới chuyên gia đến từ trang thể thao Fi88. Điểm nổi bật trên sân cỏ của tiền vệ sinh năm 1997 này chính là sự táo bạo. Thay vì chọn cách xử lý an toàn, Quang Hải luôn có những pha xử lý đột biến nằm ngoài suy tính của hàng phòng ngự đối phương. Tất nhiên để tạo đột biến như vậy, Quang Hải có kỹ năng siêu việt, trí tưởng tượng phong phú và đặc biệt là cái chân trái siêu dị. Tuy nhiên, sự đột biến trong lối chơi phần nào cho thấy sự táo bạo trong tính cách của Hải con.

Dù vậy, cũng cần nhấn mạnh thêm, Quang Hải táo bạo nhưng không phải dạng ưa phiêu lưu. Anh luôn chọn phương án khả dĩ nhất để bản thân có thể thực hiện. Thế nên, quyết định lựa chọn Pau FC cũng có thể ví như một đường chuyền đột biến hay một pha xử lý táo bạo thường thấy trên sân của Quang Hải cho sự nghiệp của mình. Dù sao đi nữa, sự nghiệp cầu thủ 25 tuổi này đã đến ngưỡng ở Đông Nam Á và cần một sự đột biến như vậy để tiếp tục phát triển.