Khoai lang là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần ăn đúng cách, đúng thời điểm để tận dụng lợi ích dinh dưỡng, giúp giảm cân hiệu quả.

Năng lượng có trong khoai lang thấp, chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây. Khoai lang không chứa chất béo và cholesterol, ngăn chặn tiến trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo.

Khoai lang còn có chỉ số đường huyết thấp, giúp ổn định lượng đường trong máu và insulin được sản sinh ở mức bình thường, rất tốt cho việc giảm cân, cải thiện sức khỏe. Ăn khoai lang mang đến nguồn lợi lớn cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và axit amin kích thích nhu động ruột, giúp giảm táo bón, đầy hơi, tăng cường tốc độ chuyển hóa năng lượng.

Khoai lang cung cấp nguồn chất xơ dồi dào. Chất xơ giúp giảm cân bằng cách hình thành một lưới giống như gel trong dạ dày, giúp bạn ăn ít mà no lâu. Chất xơ hòa tan trong khoai lang cũng ngăn chặn sự hấp thụ chất béo, đồng thời, hỗ trợ sản xuất vi khuẩn tốt cho đường ruột. Do đó, tiêu thụ khoai lang giàu chất xơ có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, tiêu hóa và bài tiết, hỗ trợ giảm cân.

Giảm cân bằng khoai lang không có nghĩa bạn có thể ăn khoai lang trong cả ngày. Ăn đúng cách và khoa học mới giúp tận dụng triệt để lợi ích dinh dưỡng từ loại củ này, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Nên ăn khoai lang vào buổi sáng và buổi trưa, không nên ăn vào buổi tối.

Nên ăn khoai lang vào buổi sáng và buổi trưa, không nên ăn vào buổi tối.

1. Ăn khoai lang buổi sáng

Ăn một củ khoai lang vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy và trước khi tập thể dục 30 phút cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cảm giác no, hạn chế thèm ăn vặt và giúp giảm khẩu phần vào các bữa tiếp theo. Bạn có thể ăn một hoặc hai củ khoai lang kèm trứng luộc, thịt ức gà hoặc cá, thêm một cốc sữa tươi hoặc sữa đậu nành không đường.

2. Ăn khoai lang buổi trưa

Ăn một củ khoai lang trước bữa trưa giúp lấp đầy dạ dày, hạn chế ăn quá nhiều. Nếu dùng khoai lang trong bữa trưa, bạn có thể ăn hai củ khoai lang luộc kèm thịt lợn nạc, thịt ức gà, cá… cùng rau củ luộc và hoa quả. Ăn khoai lang vào bữa trưa còn tăng cường canxi cho cơ thể vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần 4-5 tiếng mới hấp thụ vào cơ thể. Ánh nắng mặt trời vào buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi này.

3. Không nên ăn khoai lang vào buổi tối

Tránh ăn khoai lang vào buổi tối vì thời điểm này, tốc độ trao đổi chất của cơ thể chậm lại, do đó, hàm lượng đường trong khoai lang dễ tích tụ, tăng gánh nặng cho cơ thể. Ăn khoai lang vào buổi tối dễ gây trào ngược axit dạ dày. Những người dạ dày yếu hoặc người cao tuổi có thể phải đối mặt với tình trạng đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ.

4. Không nên ăn khoai để lâu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm vàng để ăn khoai lang là khi nó mới đào lên. Đây là lúc khoai giàu dưỡng chất nhất. Càng để lâu, lượng nước trong khoai lang càng giảm, lượng đường càng tăng, tinh bột trong khoai lang bị biến đổi và các khoáng chất cũng dần mất đi… Khi đó, cơ thể sẽ không nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ khoai lang và có thể gây tăng cân.

5. Không dùng khoai lang vào các món chiên xào

Luộc, hấp là cách chế biến khoai lang tốt cho sức khỏe và vóc dáng nhất. Dùng khoai lang trong các món chiên, xào có thể phá hủy các enzyme tiêu hóa trong loại củ này, đồng thời, protein trong khoai lang kết hợp với dầu, mỡ có thể tạo thành chất khó tiêu hóa, gây đầy bụng.

Khoai lang nên được dùng làm nguồn tinh bột chính trong bữa ăn, không nên ăn kèm với cơm.

Khoai lang nên được dùng làm nguồn tinh bột chính trong bữa ăn, không ăn kèm với cơm.

6. Không ăn khoai lang kèm cơm

Để giảm cân hiệu quả, bạn nên dùng khoai lang làm nguồn tinh bột chính trong bữa ăn, không nên ăn khoai lang kèm cơm trắng. Nên ăn khoai lang cùng với các thực phẩm giàu protein và hoa quả tươi để có khẩu phần lành mạnh, cân đối dinh dưỡng.

Theo Vienne (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link