Nhịn ăn sáng, không uống đủ nước, ăn quá nhiều đường hay không đủ protein… là những thói quen khiến bạn dễ bị tụt năng lượng, uể oải cả ngày.

1. Bỏ bữa sáng

Ảnh: Times of India
Ảnh: Times of India

Bạn luôn vội vàng mỗi sáng và đôi khi bỏ dở bữa ăn, thậm chí không ăn, nhưng thói quen này là một sai lầm.

“Nhiều người bỏ bữa sáng, cho rằng việc đó giúp họ giảm cân hoặc tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, việc không ăn sáng có thể khiến chỉ số đường huyết thấp và giảm năng lượng cả ngày. Nó thậm chí có thể khiến mọi người thèm đường vào cuối ngày để giúp tăng mức năng lượng”, chuyên gia dinh dưỡng Amy Goodson, người Mỹ, nói.

2. Không uống đủ nước

Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc giữ cho cơ thể đủ nước. Có lý do chính đáng tại sao cơ thể bạn cần nhiều nước mỗi ngày.

Goodson giải thích: “Ngay cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và thậm chí bị đau đầu. Hãy đảm bảo uống đủ nước trong ngày để cơ thể không bị mất năng lượng”.

3. Ăn quá nhiều đường

Ảnh: healthyforlifemeals
Ảnh: healthyforlifemeals

Có không ít cách khiến bạn tiêu thụ nhiều đường hơn mình tưởng. Ví dụ, một số loại thực phẩm như nước xốt mì ống, sữa chua, thanh granola, bột yến mạch ăn liền và nước tăng lực có thể chứa nhiều đường.

Goodson nói: “Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng đột biến năng lượng và gây ra sự cố. Nó cũng có thể góp phần làm tăng cân và kháng insulin, điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Mặc dù bạn có thể cảm thấy dễ chịu vào lúc mới ăn, nhưng sẽ kiệt sức ngay sau đó”.

4. Quá phụ thuộc vào caffeine

Caffeine có thể là một sự thúc đẩy đáng kinh ngạc để bạn bắt đầu hoạt động vào buổi sáng và có một buổi chiều sảng khoái. Nhưng đừng lạm dụng nó hoặc quá phụ thuộc vào cà phê mỗi ngày.

Goodson cảnh báo: “Tuy caffeine có thể giúp tăng năng lượng tạm thời, việc dựa vào nó quá nhiều sẽ dẫn đến chu kỳ phụ thuộc và cuối cùng làm gián đoạn mức năng lượng tự nhiên của bạn. Thêm vào đó, nó có thể gây đau đầu và thấy bồn chồn. Ngoài ra, việc sử dụng caffeine có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn so với trước khi bạn uống nó”.

5. Không ăn đủ protein

Ảnh: Yahoo Finance
Ảnh: Yahoo Finance

Nếu đang ăn kiêng, thông thường bạn nên hạn chế bữa ăn chỉ có salad, rau và sinh tố. Mặc dù đây là những bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào, điều quan trọng là phải có một nhóm thực phẩm đa dạng, bao gồm lượng protein phù hợp để cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết.

Goodson giải thích: “Protein rất cần thiết để duy trì khối lượng cơ bắp và cung cấp nguồn năng lượng ổn định. Protein giúp bạn no nhanh hơn và no lâu hơn, vì vậy nếu bỏ qua protein trong bữa ăn của mình, bạn có thể bị lượng đường trong máu lên cao và xuống thấp, dẫn đến năng lượng lúc cao lúc thấp. Không nhận đủ protein trong chế độ ăn uống có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trong những giờ sau bữa ăn”.

6. Không ngủ ngon

Ngủ không đủ giấc có thể tàn phá sức khỏe của bạn. Nhưng với một số người, thư giãn sau một ngày dài có thể là một thử thách. Điều cần thiết là phải tìm ra nguồn gốc của vấn đề nếu bạn không đạt được giấc ngủ ngon và đều đặn.

“Việc thường xuyên ngủ không đủ giấc hoặc kém chất lượng có thể ảnh hưởng lớn đến mức năng lượng của bạn. Hãy hướng đến một giấc ngủ chất lượng từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm”, Goodson nói.

7. Có lối sống ít vận động

Ảnh: Economic Times
Ảnh: Economic Times

Bạn có biết rằng không hoạt động thể chất đầy đủ có thể khiến bạn cảm thấy kém năng động hơn? Theo Goodson, hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện tuần hoàn và lưu lượng oxy, điều này có thể tăng cường năng lượng của bạn. Mặc dù bạn có thể cảm thấy không muốn tập thể dục lúc này, nó vẫn sẽ giúp cải thiện mức năng lượng của bạn sau đó.

8. Ăn nhiều quá hoặc ít quá

Ăn nhiều hoặc ít quá đều có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của bạn. “Ăn quá nhiều có thể dẫn đến uể oải, chậm chạp, trong khi ăn quá ít có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu của cơ thể, khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi”, Goodson nói.

Theo Hướng Dương (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link