Bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày, đại trực tràng… khi ăn ớt, và không nên ăn nếu đã bị viêm loét dạ dày.

Ớt giúp nâng tầm món ăn nhưng bạn không nên lạm dụng nó. Ảnh: Harvest to Table
Ớt giúp nâng tầm món ăn nhưng bạn không nên lạm dụng nó. Ảnh: Harvest to Table

1. Ớt có gây đau dạ dày?

Nhiều người không dám ăn ớt vì sợ hại dạ dày. Thực tế đã có nhiều nghiên cứu phát hiện ăn cay có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Một nghiên cứu khảo sát được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Dịch tễ học đã phân tích dữ liệu từ 510.000 người tham gia và tìm thấy mối tương quan nghịch giữa tần suất tiêu thụ ớt và nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa. So với những người không ăn cay, những người ăn ớt mỗi ngày giảm 19% nguy cơ ung thư thực quản, 11% nguy cơ ung thư dạ dày và 10% nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Nghiên cứu cũng cho thấy ở người trưởng thành Trung Quốc, những người ăn đồ cay mỗi ngày và không bao giờ hút thuốc có thể giảm 43% nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản; những người ăn đồ cay mỗi ngày và không bao giờ uống rượu có thể giảm 27% nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.

Ớt đem lại một số lợi ích như sửa chữa niêm mạc dạ dày. Một lượng nhỏ capsaicin trong ớt có thể thúc đẩy bài tiết chất nhầy dạ dày.

2. Người thích ăn ớt có thể sống lâu hơn

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Dự phòng Mỹ cho thấy những người ăn thức ăn cay có thể sống lâu hơn. Sau khi điều tra và phân tích số liệu từ 570.000 người, nghiên cứu cho thấy so với những người không ăn hoặc ăn ít ớt, những người thường xuyên ăn cay có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn 13%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 17%, giảm 8 % tử vong do ung thư; giảm 20% nguy cơ tử vong do đột quỵ.

Các nhà nghiên cứu tin rằng chất chống oxy hóa “capsaicin” có trong ớt có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo và tăng tiêu hao năng lượng, cải thiện lượng đường trong máu, giảm nguy cơ béo phì và hội chứng chuyển hóa, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh ung thư.

3. Ăn cay bảo vệ mạch máu và giúp hạ huyết áp

Capsaicin trong ớt có thể kích thích các tế bào nội mô mạch máu sản xuất oxit nitric, từ đó thúc đẩy quá trình giãn mạch, cải thiện chức năng cung cấp máu của cơ thể và hạ huyết áp.

Khi ăn quá nhiều muối, dễ dẫn đến huyết áp cao, capsaicin có thể ức chế cơ chế oxy hóa của muối natri ở một mức độ nhất định, giảm tác hại của muối đối với mạch máu, từ đó bảo vệ mạch máu.

4. Phòng ngừa béo phì, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ

Capsaicin có thể tăng cường quá trình trao đổi chất và tiêu hao năng lượng của cơ thể, do đó, nó có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo, từ đó giảm mỡ trong cơ thể và ngăn ngừa béo phì. Capsaicin còn có tác dụng bảo vệ chức năng gan, có thể cải thiện và giảm nhẹ tình trạng gan nhiễm mỡ.

5. Giúp cơ thể toát mồ hôi

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng ớt có tính ấm, có tác dụng xua tan cảm lạnh, làm ra mồ hôi. Đặc biệt ở những nơi có độ ẩm cao, ăn ớt đúng cách có thể kích thích tuần hoàn máu và thúc đẩy tăng tiết mồ hôi.

6. Bảo vệ da

Ớt giàu các thành phần chống oxy hóa, cao gấp hàng chục lần so với táo, cam và các loại trái cây khác. Nó có thể ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả. Ớt cũng giàu carotene, có thể thúc đẩy sự hình thành vitamin A trong cơ thể, từ đó bảo vệ làn da.

Ớt không dành cho tất cả mọi người. Ảnh: Aboluowang
Ớt không dành cho tất cả mọi người. Ảnh: Aboluowang

7. Ai không nên ăn ớt?

Ớt tốt cho cơ thể nhưng không phải ai ăn cũng thích hợp, cần căn cứ vào thể trạng mà phán đoán. Những người sau đây nên hạn chế ăn cay.

Bệnh nhân viêm túi mật mãn tính: Ớt có thể kích thích dạ dày tiết axit, dễ gây co thắt túi mật và đau quặn mật.

Bệnh nhân trĩ: Ớt có thể gây phù nề và tắc nghẽn tĩnh mạch, làm trầm trọng thêm bệnh trĩ.

Bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa: Đối với những bệnh nhân bị viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm thực quản và các bệnh khác, ăn đồ cay dễ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, làm trầm trọng thêm phản ứng viêm.

Người bệnh tim mạch: Ớt có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, dễ dẫn đến tim đập nhanh, tăng gánh nặng cho tim.

8. Mẹo ăn cay tốt cho sức khỏe

Đừng lạm dụng ớt, hạt tiêu. Ăn quá nhiều đồ cay nóng có thể gây ra các triệu chứng như tức giận, mất vị giác và làm trầm trọng thêm bệnh viêm, loét dạ dày. Ăn cay vừa phải có lợi cho cơ thể nhưng không nên ăn quá nhiều.

Không ăn ớt khi bụng đói vì sẽ tạo ra chất capsaicin kích ứng niêm mạc dạ dày, từ đó gây hại cho sức khỏe đường tiêu hóa.

Không ăn đồ cay nóng trong thời gian dùng thuốc. Ớt sẽ làm giảm hiệu quả của các bài thuốc Đông y.

Giảm độ cay. Muốn ăn ớt mà sợ cay, bạn có thể bỏ hạt ớt trước khi ăn.

Theo Hằng Trần (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link