Ráy tai không phải là chất thải đáng loại bỏ. Đây là sản phẩm sự kết hợp của bã nhờn, tế bào chết dưới da và các dịch tiết ra từ tuyến ráy tai trong ống tai ngoài.

Ráy tai có tác dụng bôi trơn tai cũng giống như nước mắt làm bôi trơn mắt. Ảnh: Eeears.

Bác sĩ Peter Roland thuộc Đại học Texas Southwestern Medical Center, Dallas, Mỹ, khuyên mọi người đừng lo lắng khi bác sĩ phát hiện ra một chút ráy trong tai. Ông nói: “Có những bệnh nhân của tôi kinh ngạc khi phát hiện ra một chút ráy trong tai họ. Họ đã xin lỗi tôi vì để tai dơ. Tuy nhiên, ráy trong tai có chức năng sinh lý học của nó và bạn đừng nên đụng vào trừ khi có lý do xác đáng”.

Ráy tai không phải là chất thải đáng loại bỏ. Đây là sản phẩm sự kết hợp của bã nhờn, tế bào chết dưới da và các dịch tiết ra từ tuyến ráy tai trong ống tai ngoài.

Ráy tai có bao nhiêu loại?

Ráy tai được chia ra làm 2 loại: Ướt và khô. Ráy tai thuộc loại nào phụ thuộc vào gene di truyền. Người ở khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc thường có ráy tai khô, trong khi ráy tai người dân ở các vùng khác thường là ẩm ướt.

Ráy tai có chức năng như lông mũi

Ráy tai được xem là chất bảo vệ tuyệt vời của cơ thể con người. Cũng giống như lông mi và lông mũi, chúng bảo vệ cho tai không bị bụi, vi khuẩn và các vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập vào trong tai để gây kích ứng, viêm nhiễm.

Ráy tai cũng có chức năng như nước mắt

Ráy tai có tác dụng bôi trơn tai cũng giống như nước mắt bôi trơn mắt. Nếu không có đủ lượng ráy tai, tai sẽ cảm thấy khô và ngứa.

Có khả năng tự làm sạch

Ráy tai có khả năng tự làm sạch tai. Nhờ chúng mà tai có khả năng tự làm sạch. Khi bạn đang di chuyển hàm hoặc nhai thì cũng làm cho ráy tai khuấy chậm từ màng nhĩ đến ống tai ngoài, nơi mà sau đó nó sẽ khô, tróc ra hoặc rơi ra ngoài.

Tai của bạn là vùng không được xâm phạm

Nút ráy tai là nguyên nhân thường gặp nhất của giảm thính lực. Tai có khả năng tự làm sạch nên bạn hạn chế dùng dụng cụ tự lấy ráy tai hoặc làm sạch bằng bông ngoáy hay các loại dụng cụ lấy ráy tai khác.

Khi bạn đưa một vật vào tai để gãi ngứa hoặc lấy ráy tai, nguy cơ có thể đẩy ráy tai vào trong tai, nơi nó có thể tạo thành nút ráy tai. Lấy ráy tai được chứng minh không có bất kỳ lợi ích nào vì nó có thể là nguyên nhân gây ra nút ráy tai hoặc làm thủng màng nhĩ.

Các triệu chứng bị nút ráy tai như đau tai, cảm giác đầy trong tai, cảm giác tai bị bịt lại, ù tai hoặc nghe như có tiếng văng vẳng trong tai. Tai của bạn cũng có thể ngứa, có mùi hoặc chảy mủ. Trường hợp này có yêu cầu được lấy ráy tai tại các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa.

Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào (zing) – Ảnh: T.H

Nguồn: xevathethao.vn | Copy Link