Tháng 9.2020, người hâm mộ Việt Nam (VN) nhận cú sốc lớn, khi nghe tin HLV Alfred Riedl qua đời ở quê nhà Áo, khép lại cuộc đời của một người đàn ông dũng cảm, can trường, đã hết lòng vì thành công của bóng đá VN.
Câu nói để đời
Bóng đá VN đã trải qua rất nhiều thăng trầm để bắt đầu những năm 2000, dần khẳng định sức mạnh ở Đông Nam Á, nhờ học được rất nhiều từ một người thầy. Mà dù ông Riedl chưa từng một lần vô địch, nhưng ông vẫn luôn giành được sự nể trọng và yêu mến của tất cả.
18 năm thi đấu chuyên nghiệp, ghi 210 bàn sau 427 trận, đoạt 2 chức vô địch Áo, 3 lần giành ngôi vua phá lưới và sở hữu 1 Chiếc giày đồng châu Âu, ông Riedl là HLV ngoại có bản CV cầu thủ hoành tráng nhất từng tới VN làm việc. “Hồ sơ của ông Riedl quá đẹp, mọi thứ đều tốt, không chê vào đâu được”, nguyên Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) Phạm Ngọc Viễn nhớ lại khi đọc thông tin đối tác gửi vào năm 1998, thời điểm VFF yêu cầu tìm một HLV đủ trình độ nâng tầm đội tuyển VN.
Tháng 9.2020, người hâm mộ Việt Nam (VN) nhận cú sốc lớn, khi nghe tin HLV Alfred Riedl qua đời ở quê nhà Áo, khép lại cuộc đời của một người đàn ông dũng cảm, can trường, đã hết lòng vì thành công của bóng đá VN.
Câu nói để đời
Bóng đá VN đã trải qua rất nhiều thăng trầm để bắt đầu những năm 2000, dần khẳng định sức mạnh ở Đông Nam Á, nhờ học được rất nhiều từ một người thầy. Mà dù ông Riedl chưa từng một lần vô địch, nhưng ông vẫn luôn giành được sự nể trọng và yêu mến của tất cả.
18 năm thi đấu chuyên nghiệp, ghi 210 bàn sau 427 trận, đoạt 2 chức vô địch Áo, 3 lần giành ngôi vua phá lưới và sở hữu 1 Chiếc giày đồng châu Âu, ông Riedl là HLV ngoại có bản CV cầu thủ hoành tráng nhất từng tới VN làm việc. “Hồ sơ của ông Riedl quá đẹp, mọi thứ đều tốt, không chê vào đâu được”, nguyên Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) Phạm Ngọc Viễn nhớ lại khi đọc thông tin đối tác gửi vào năm 1998, thời điểm VFF yêu cầu tìm một HLV đủ trình độ nâng tầm đội tuyển VN.
Khi còn thi đấu, ông Riedl là chân sút cừ khôi. Và lúc huấn luyện, cách ông làm việc cũng nhanh gọn, trực diện và dứt khoát như khi vung chân dứt điểm vậy. Chiến lược gia người Áo thẳng thắn chỉ ra điểm yếu của cầu thủ VN, đó là thể lực, khả năng chịu đựng áp lực (cả về thể chất lẫn tâm lý) đều chưa cao, cùng kỹ thuật non yếu. HLV Riedl uốn nắn từng chi tiết nhỏ cho học trò, xây dựng lối chơi kỷ luật, nhưng không hà khắc, mà lại rất uyển chuyển, gần giống tính cách “trong nóng ngoài lạnh” đồng hành cùng ông suốt quãng đời huấn luyện thăng trầm. Khi mới sang VN hồi năm 1998, ông từng có câu nói để đời: “Bóng đá VN xây nhà từ nóc”. Dĩ nhiên, bóng đá VN giờ khác rồi.
Đau đớn vì bị phản bội
Cú đấm vào không khí đầy kiêu hãnh của “sư tử già” Riedl trong chiến thắng 3-0 của VN trước đội Thái Lan ở bán kết Tiger Cup 1998 trên sân Hàng Đẫy là hình ảnh còn đọng mãi trong tâm trí người hâm mộ. Dù đội tuyển VN không được hưởng trọn vẹn hành trình khi thua Singapore 0-1 ở chung kết bởi bàn thắng nghiệt ngã được ghi bằng… lưng của Sasi Kumar, nhưng Tiger Cup 1998 vẫn là giải đấu thay đổi não trạng của bóng đá VN. Ông Riedl giúp học trò lần đầu gỡ bỏ tâm lý sợ người Thái. Trong suốt 3 giai đoạn huấn luyện (1998 – 2001, 2003, 2005 – 2007), HLV Riedl chỉ đạt tỷ lệ thắng 44% (thắng 27 trong số 61 trận), thua tới 4 trận chung kết, nhưng phần lớn trong số đó là thất bại vì lý do chuyên môn. Đội tuyển VN thoát khỏi nỗi sợ, bởi không lúc nào “vị tướng” Riedl kiêu hãnh cho phép cầu thủ được phép cúi đầu.
Chỉ một lần, người ta thấy HLV Riedl vụn vỡ. Đó là khi ông cay đắng thốt lên rằng “họ đã phản bội tôi” sau đại án bán độ ở Bacolod (SEA Games 23 năm 2005). Để rồi gạt đi nước mắt, ông thầy người Áo lại vực dậy đội tuyển VN, cùng học trò giành chiến công vào tới tứ kết Asian Cup 2007. Đó là thành tích mà 12 năm sau, bóng đá VN mới có thể tái hiện lại.
Thương nhớ khôn nguôi
HLV Riedl không chỉ để lại bài học cho nhiều thế hệ bóng đá VN, hay cải thiện chuyên môn cầu thủ nhờ lối huấn luyện chặt chẽ, kỷ luật. Mà ông còn khiến tất cả yêu mến bởi trái tim can trường, không bao giờ lùi bước trước khó khăn, cùng sự tận tụy và tinh thần tận hiến vì công việc.
“HLV Riedl tận tâm và chuyên nghiệp vô cùng. Sự tỉ mỉ trong từng chi tiết của ông đã ảnh hưởng rất nhiều đến những HLV bây giờ như Huỳnh Đức, Đức Thắng, Quang Hà. Họ là học trò của Riedl và bị chinh phục hoàn toàn bởi tâm huyết và tư duy khoa học của ông. Bản thân tôi cũng học được cách đối nhân xử thế khi còn là trợ lý cho HLV Riedl. Ông ấy nóng tính, đôi khi khó gần, nhưng cư xử với cầu thủ rất khéo léo, không bao giờ quát mắng học trò thô lỗ, mà nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng lại đầy quyền uy và thuyết phục. Có được sự nể trọng của học trò như vậy là điều không dễ”, HLV Mai Đức Chung nhớ lại.
Cựu Chủ tịch CLB TP.HCM Nguyễn Hữu Thắng thì dùng từ “trượng phu” để nói về người thầy cũ. Trong mắt Hữu Thắng, ông Riedl là người cương trực và đàng hoàng, khiến người khác phải vị nể.
Và một điều đặc biệt nữa ở HLV Riedl là tình yêu VN vô điều kiện. Năm 2006, khi bệnh suy thận mãn tính của ông được công khai, hơn 150 người VN đã tình nguyện hiến tạng cho ông. Đầu năm 2007, ca cấy ghép hoàn thành, giúp chiến lược gia người Áo lại sải bước trên con đường huấn luyện. Giọt nước mắt của ông Riedl khi gặp lại ân nhân hiến thận vào năm 2011 đong đầy ân sâu nghĩa nặng của người thầy dù không sinh ra ở VN, nhưng đã trót yêu đất nước này.
“Cách đây nhiều năm, ông Riedl từng tham gia quảng cáo cho một hãng nồi cơm điện, sau đó đến một ngôi làng ở Nhổn, hỏi gia đình nào ở đây có hoàn cảnh khó khăn nhất, rồi đến tận nơi đưa tiền. Ông Riedl hay cho tiền người nghèo lắm, nhưng ít người biết”, HLV Mai Đức Chung cho biết. Chiến lược gia người Áo nhân hậu, thương người, bởi ông hiểu rằng mình đã nhận lại được rất nhiều ở VN. Ông từng dự định cùng vợ sống lâu dài ở VN, chỉ tiếc mong muốn không thành.
Bóng đá VN sẽ nhớ mãi quý ngài lịch lãm: Alfred Riedl!
Theo: TNO