Trong đời có 8 chữ vàng nếu làm được, bạn sẽ lập nên những kỳ tích mà ngay cả trong mơ bạn cũng chưa từng nghĩ đến. Đó là gì?
Dương Minh tiên sinh được hậu thế ca tụng là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc, bởi kho tàng triết lý nhân sinh sâu sắc mà ông đã dùng cả cuộc đời mình chiêm nghiệm. Theo đó, hiền nhân cho rằng, tất cả mọi sự việc thành công hay thất bại, đều do cách mỗi chúng ta nhìn nhận và giải quyết. Vì vậy, nếu muốn cuộc sống thành công, cả đời phú quý vinh hiển, ông khuyên hậu thế phải thuộc lòng 8 chữ này.
1. Chữ “Tâm”
Vương Dương Minh có câu: “Tâm ngoại vô vật, tâm ngoại vô sự, tâm ngoại vô lý, tâm ngoại vô nghĩa, tâm ngoại vô thiện”.
Theo quan điểm của ông, mọi vấn đề đều xuất phát từ trong tâm mà ra. Lý giải từ góc độ triết học hiện đại, nguồn gốc bên trong sẽ quyết định biểu hiện bên ngoài, nội tâm sẽ quyết định độ nông – sâu của cuộc đời mỗi người. Nói cách khác, một người muốn làm nên sự nghiệp lớn, tất cả mọi việc không thể tách rời chữ “tâm”.
2. Chữ “Thuần”
Có câu: “Người sống ở đời là để ăn và uống”. Đây là quan điểm sống phổ biến của nhiều người hiện nay.
Thực ra câu này đề cập đến thái độ sống của một người, sống chẳng qua chỉ là trạng thái ăn uống no đủ mà thôi, không biết nghĩ đến điều gì khác. Vương Dương Minh cho rằng, một cuộc sống thực sự phải là người biết nuôi dưỡng trái tim “thuần khiết” và “chân thành”. Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể trở thành người giàu có nhất, bởi biết đủ – là đủ, ăn gì cũng thấy ngon, uống gì cũng thấy thích. Hãy hiểu rằng, ăn uống là để thưởng thức chứ không phải chỉ để tồn tại.
3. Chữ “Gốc”
Trong quá trình đi đến thành công, con người khó lòng tránh khỏi sự việc bị “tam sao thất bản”, những lời đồn thổi và hiểu lầm về bản thân với mọi người xung quanh, bị người khác “gieo” tiếng xấu.
Vương Dương Minh cho rằng, chúng ta không thể làm vừa lòng tất cả mọi người, mọi chuyện không phải lúc nào cũng như ý ta muốn. Nhưng chỉ cần chúng ta biết “điểm mấu chốt” ở đâu, nguồn gốc sự việc ra sao, miễn việc ta làm không hổ thẹn với trời đất, không hổ thẹn với bản thân, thì cuộc sống tự khắc vững vàng, an nhiên, tự do tự tại.
4. Chữ “Chí”
Trong suốt cuộc đời của mình, hiền nhân luôn quan niệm, người thành công là người biết “nuôi” chí hướng. Ông từng nói: “Không có chí, thiên hạ không thể làm nên chuyện. Dù trong tay biết trăm nghề, cũng phải có chí mới thành sự”.
Điều này có nghĩa, một người dù giỏi giang đến cách mấy nhưng không quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình, không có tham vọng, thì cuối cùng cũng chỉ dừng lại ở ước mơ. Bất luận làm việc gì, muốn thành công, phải lấy “chí hướng” làm nền tảng.
5. Chữ “Nại”
Vương Dương Minh cho rằng, đã có chí thì phải biết kiên trì nhẫn nại. Một người muốn theo đuổi sự nghiệp đến cùng, công việc thu được hiệu quả, ắt phải có chữ “Nại”. Quá trình này cũng giống như “gạo thổi thành cơm”, chỉ khi biết kiên trì, chờ đợi “cơm chín” thì mới thấy ngon. Nhìn vào những con người thành công rực rỡ mới thấy, lý do khiến họ có thể đạt được “vương miện” của cuộc đời mình, chính vì họ đều phải trải qua một quá trình tích lũy lâu dài đầy chông gai và thất bại.
6. Chữ “Chuẩn”
Dù ở hoàn cảnh nào, càng muốn mọi chuyện có kết quả tốt, ít rủi ro, bạn càng phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Hiền nhân Vương Dương Minh không chỉ là một học giả, mà ông còn là quân sư tài ba của triều đình nhà Minh.
Trong nửa đời làm tướng cầm quân, ông chưa một lần thất bại, là do ông đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ra trận. Để đạt được chiến thắng, Vương Dương Minh luôn tìm hiểu trước tình hình quân địch, và ông chỉ đem quân binh đi thảo phạt sau khi đã am hiểu rõ thế trận của đối phương.
7. Chữ “Mưu”
Đã làm việc lớn thì không thể thiếu dũng khí, nhưng có dũng khí mà không biết “mưu mô” thì việc lớn khó thành. Vương Dương Minh nửa đời làm tướng cầm quân chinh chiến, đã thấu đáo được đạo lý này. Một vị tướng có dũng khí nhưng không có tài mưu lược, dù có đạt được thành công nhưng cũng chỉ là nhất thời tạm bợ, cuối cùng cũng không thoát khỏi kết cục bi thảm. Điều này cũng giống như cuộc đời của các nhân vật lịch sử Hạng Vũ, Lữ Bố.
8. Chữ “Kỷ”
Ngạn ngữ có câu: “Cầu người khác chi bằng cầu chính mình”.Ngụ ý câu này muốn khuyên răn chúng ta đừng quá phụ thuộc, ỷ lại vào người khác và trông chờ được người khác giúp đỡ khi gặp khó khăn. Đợi sự giúp đỡ không bằng tự học cách giúp đỡ bản thân. Nếu có thể tự đi một mình, chống chọi với khoảng thời gian nhọc nhằn nhất, cuộc đời mới xuất hiện bước ngoặt.
Tư tưởng triết học của Vương Dương Minh có quan điểm cho rằng “Tin ở người cũng tốt, nhưng tốt hơn là tin ở mình”. Quan điểm này nhấn mạnh, con người phải biết “lợi dụng” các mối quan hệ bên ngoài, nhưng bản thân nhất thiết phải học cách tự suy nghĩ. Muốn đạt được những điều lớn lao, phải luôn đặt niềm tin vào bản thân, xem trọng các mối quan hệ, nhưng nhất định không được tôn sùng người khác một cách mù quáng.
Cuộc sống đầy ắp những việc không như ý, chúng ta chẳng thể nào né tránh. Điều duy nhất có thể làm là tiếp nhận và biết cách điều chỉnh mọi việc thích hợp. Muốn cuộc sống trở nên dễ dàng, mọi việc ít rủi ro hơn, cần nắm vững 8 chữ vàng mà hiền nhân Vương Dương Minh truyền thụ.