Sẹo thâm ở chân là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến chị em tự ti khi diện những bộ váy ngắn, mà chỉ dám mặc những chiếc quần dài kể cả khi trời nóng. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả, an toàn từ thiên nhiên giúp bạn nhanh chóng nói tạm biệt với đôi chân “hoa gấm” này.
Nguyên nhân hình thành sẹo thâm ở chân
Sẹo là hậu quả tất yếu của vết thương hở trên da không được chăm sóc kĩ càng., hay có thể được hiểu là các sợi Collagen mới được sản sinh nhằm làm liền mô tế bào bị hư tổn. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc da, nếu không bảo vệ tốt, mô sẹo cùng với vai trò làm liền da cũng chuyển dần thành màu thâm tím.
Chân là bộ phận hoạt động nhiều, thường xuyên tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ rất dễ để lại vệt xước, rách da. Chỉ cần một động tác nhẹ như gãi ngứa khi bị muỗi đốt cũng gây nên các vết sẹo thâm khó bỏ. Có rất nhiều những nguyên nhân gây nên tổn thương da ở chân như da bị trầy xước, chảy máu; côn trùng cắn, muỗi đốt; bỏng bô xe; bệnh thủy đậu, ghẻ lở… Từ những vết thương này, nếu không được chăm sóc kỹ sẽ gây nên rất nhiều sẹo ở chân.
Ngoài ra, chúng ta thường chỉ dùng các loại kem chống nắng, che chắn cho phần mặt mà quên đi phần chân hay chỉ đơn giản là sử dụng các loại áo chống nắng che chắn cho đôi chân của mình. Điều này cũng sẽ giảm bớt phần nào nhưng vẫn khiến cho các vết sẹo thâm ở chân bị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà trở nên thâm đen hơn và rất khó để chữa khỏi.
Dưới đây là một số phương pháp từ thiên nhiên vô cùng hiệu quả, an toàn mà các chị em có thể tham khảo, để có một đôi chân trắng sáng, mịn màng.
1. Nghệ và mật ong
Trong Đông y, nghệ là bài thuốc trị sẹo vô cùng hiệu quả. Với hoạt chất Curcumin dồi dào, nghệ sẽ giúp tái tạo làn da, kích thích đào thải hắc tố melanin ra bên ngoài. Từ đó, vết sẹo của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện, mờ dần và giảm kích thước. Cùng với đó, mật ong có tác dụng làm mềm sẹo, xóa thâm sạm, kích thích đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới, rất thích hợp cho việc trị sẹo thâm ở chân.
– Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị
– Trộn 1 thìa nghệ và 1 thìa mật ong theo tỷ lệ 1:1, tạo thành hỗn hợp sền sệt
– Đắp hỗn hợp lên da và đợi trong 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm
Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần vào buổi tối, sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
2. Giấm táo
Trong giấm táo có chứa các axit tự nhiên có tác dụng làm mềm các mô sẹo, thúc đẩy phát triển tế bào mới thay thế các mô xơ chai cứng bị thâm trước đó, chống oxy hóa, hạn chế vết sẹo thâm có thể lan ra và phát triển nhiều hơn. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng giấm táo đã được kiểm chứng về tính an toàn và hiệu quả khá khả quan sau 1 thời gian kiên trì sử dụng bằng cách:
– Nhỏ vài giọt giấm táo nguyên chât vào vùng sẹo thâm ở chân.
– Thoa đều nhẹ nhàng thành một lớp mỏng, để nguyên cho đến khi chúng khô lại thì rửa sạch bằng nước mát.
Tuy nhiên, giấm táo chỉ phù hợp với những vết sẹo thâm mới hình thành, ít nên đối với các vết sẹo thâm đã lâu ngày thì bạn không nên quá kỳ vọng vào.
3. Gừng
Gừng tươi chứa tinh dầu cay có công dụng kháng khuẩn, ngừa viêm, kích thích đào thải sắc tố melamin ra bên ngoài giúp mô sẹo dần trở về màu sắc ban đầu. Cách trị thẹo thâm ở chân bằng gừng vô cùng đơn giản, tiết kiệm chi phí bằng cách:
– Gừng sau khi được nạo sạch vỏ, thì đem vào giã nguyễn cho vào một chén sạch.
– Rửa sạch chân, những vùng cần trị sẹo thâm, rồi đắp phần gừng lên trên vết sẹo thâm trong 15 phút và rửa sạch bằng nước mát.
Tuy nhiên gừng khá là cay nóng, có thể tạo cảm giác châm chích, bỏng nóng trên da. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này tối đa 2 lần/tuần để bảo vệ da tốt nhất.
4. Cà chua
Thành phần Vitamin A, C, K,.. cùng khoáng chất có trong cà chua được xem là dưỡng chất quý có tác dụng làm mờ vết thâm sẹo do côn trùng cắn, trầy xước rách da, kích thích tế bào mới sản sinh thay thế các mô sợi cũ hư tổn hình thành nên sẹo và màu thâm sẫm trên da.
– Chuẩn bị một cốc nước ép cà chua, bạn uống 2/3 và để lại 1/3 trộn cùng với 2 thìa mật ong nguyên chất.
– Bôi hỗn hợp trên lên da trong vòng 15 phút, massage nhẹ nhàng thêm 5 phút rồi vệ sinh sạch lại bằng nước ấm.
5. Rau má
Rau má có thể giúp bạn trị sẹo thâm ở chân hiệu quả nhờ khả năng trong việc sản xuất collagen hạn chế làm dày mô sẹo, thúc đẩy quá trình tái tạo da mới để làm biến mất vết thâm cũ với thành phần chứa nhiều chất chống oxy hoá, vitamin C, Triterpenoids…
– Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị
– Xay hoặc giã nhuyễn rau má, ép lấy nước
– Thoa nước rau má lên vùng da bị sẹo thâm và massage nhẹ nhàng trong 5 phút, để yên 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần vào buổi tối để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, để có một làn da trắng sáng, mịn màng, bạn cũng cần chú ý ngăn chặn các nguyên nhân gây ra sẹo như sử dụng các sản phầm chống muỗi, sử dụng các loại thuốc ức chế phản ứng viêm sau gãi thông quá ý kiến của bác sĩ và quan trọng nên chống nắng tốt cho phần chân như sử dụng các loại kem chống nắng body.