Duy trì cân nặng, kiểm soát lượng muối, ăn uống cân bằng, giảm căng thẳng, nghỉ ngơi điều độ… là những thói quen nên duy trì để có một trái tim khỏe mạnh.
1. Duy trì cân nặng bình thường
Thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch.
2. Tập luyện vừa phải
Tập thể dục vừa phải có thể giúp chúng ta khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra, việc rèn luyện sức mạnh cũng rất cần thiết để tăng cao đề kháng, tránh bệnh tật.
3. Chế độ ăn uống hợp lý
Ăn uống đúng cách là điều cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Nên áp dụng chế độ ăn ít chất béo, ít đường, nhiều chất xơ, nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc, đồng thời giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Ngoài ra, nên tiêu thụ một lượng vừa phải các thực phẩm có lợi cho tim như cá và các loại hạt.
4. Kiểm soát lượng muối
Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim mạch. Theo khuyến nghị, lượng muối ăn vào hàng ngày không được vượt quá 6 gam. Nên tránh lạm dụng thực phẩm đã qua chế biến và thực phẩm có nhiều muối.
5. Hạn chế uống rượu
Uống rượu quá mức có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ. Nam giới được khuyến cáo không nên uống quá hai ly mỗi ngày và phụ nữ không nên uống quá một ly mỗi ngày.
6. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch. Bỏ thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ hút thuốc càng sớm càng tốt và tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia để nhanh từ bỏ thói quen không tốt này.
7. Làm việc và nghỉ ngơi đều đặn
Một lịch trình ngủ nghỉ đều đặn là điều cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp phục hồi sức khỏe thể chất, tinh thần, đồng thời giảm căng thẳng và lo lắng. Nên duy trì giấc ngủ 7-9 tiếng mỗi ngày và tránh thức khuya.
8. Giảm căng thẳng
Giảm căng thẳng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhiều phương pháp khác nhau như thở sâu, thiền, yoga… được khuyến khích để giảm căng thẳng và lo lắng. Ngoài ra, việc giao tiếp với gia đình, bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội… cũng có thể đem lại sự thư giãn.
9. Khám sức khỏe định kỳ
Việc khám sức khỏe định kỳ có thể giúp chúng ta phát hiện kịp thời bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác, từ đó có biện pháp sớm ngăn ngừa, điều trị. Nên khám sức khỏe toàn diện ít nhất mỗi năm một lần, bao gồm kiểm tra huyết áp, lipid máu, lượng đường trong máu và các chỉ số khác.
10. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch, việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là chìa khóa để duy trì một trái tim khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và phác đồ điều trị tương ứng tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh. Bệnh nhân cần uống thuốc đúng giờ, đủ lượng và tái khám định kỳ.
Theo Hướng Dương (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H