Dương tính giả luôn có khả năng xảy ra khi bạn thực hiện test nhanh kháng nguyên Covid-19.

Ngày càng có nhiều người sử dụng test nhanh Covid-19 tại nhà khi cần thiết. Test nhanh có thể cho bạn biết liệu bạn có bị nhiễm Covid-19 hay không chỉ trong vòng vài phút.

Tuy nhiên, khi bạn thực hiện test nhanh kháng nguyên Covid-19 luôn có khả năng xảy ra dương tính giả. Do đó, điều quan trọng là bạn cần thực hiện đúng theo các bước được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm để có được kết quả chính xác. Điều này không chỉ giúp bạn tránh phải cách ly một cách không cần thiết mà còn giúp ngăn chặn lây lan virus cho những người dễ bị tổn thương trong xã hội.

sk-311203-anh-1-5191

Dưới đây là 10 lỗi sai cần phải tránh khi làm xét nghiệm Covid-19 để tránh dương tính giả:

1. Không xì sạch dịch mũi trước khi test nhanh

Rất nhiều người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 đang gặp phải các triệu chứng giống như cảm lạnh và đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng thường gặp là sổ mũi hoặc chảy nước mũi. Triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu nghi ngờ của biến thể Omicron nhưng cũng có thể chỉ là cảm lạnh thông thường. Do đó, bạn nên làm test nhanh và tự cách ly để tránh lây lan virus cho người khác.

Điều quan trọng bạn cần phải làm là xì mũi thật sạch trước khi làm test nhanh. Nước mũi quá nhiều có thể dẫn tới kết quả không chỉnh xác.

2. Bảo quản kit test nhanh không đúng cách

Nhiều người có thói quen chuẩn bị sẵn các bộ test nhanh Covid-19 trong nhà. Tuy nhiên, họ có thể quên bẵng chúng đi cho tới khi thực sự phải cần dùng tới chúng. Bạn nên chú ý cách bảo quản các kit test này để tránh ảnh hưởng tới chất lượng của chúng.

3. Kit test hết hạn

Nếu kit test Covid hết hạn sử dụng cũng có thể dẫn tới kết quả dương tính giả. Do đó, hãy kiểm tra kỹ thời hạn sử dụng của kit test trước khi dùng.

4. Không đảm bảo vô trùng

Nếu bạn vô tình chạm vào tăm bông lấy dịch bằng tay bẩn thì nó có thể bị nhiễm khuẩn và dẫn tới kết quả không chính xác. Vì vậy, hãy thực hiện theo đúng hướng dẫn in trên bao bì của loại test nhanh đó và điều đầu tiên bạn cần làm là rửa tay thật sạch trước khi thực hiện test nhanh.

5. Mở bao bì bộ kit quá sớm

Các chuyên gia tại Ủy ban Đàm phán về Dịch vụ Dược phẩm (Vương Quốc Anh) giải thích: “Các loại kit test nhanh Covid-19 cần được bảo quản cẩn thận để không làm hư hại tăm bông lấy dịch. Mọi người nên bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và trong nhiệt độ từ 2 – 30 độ C như thông tin được in trên bao bì sản phẩm”.

Hãy thực hiện test nhanh Covid ngay sau khi bạn mở bao bì bộ test. Bạn có thể nhận kết quả sai nếu để bộ test bên ngoài quá lâu khiến chúng bị ẩm hoặc nhiễm bẩn.

6. Lấy dịch tỵ hầu không đúng

Lấy dịch tỵ hầu để làm test nhanh Covid có thể khó khăn đối với những người chưa có kinh nghiệm thực hiện việc làm này. Bạn nên ngửa đầu ra phía sau 70 độ, sau đó đưa tăm bông qua lỗ mũi, đẩy sâu vào tỵ hầu đến khi có vật cản thì dừng lại, xoay tăm bông 3 lần và giữ yên từ 5 – 10 giây rồi nhẹ nhàng rút tăm bông ra khỏi mũi.

Hãy nhớ mục đích là ngoáy tăm bông, lấy dịch tại tỵ hầu chứ không phải tại lỗ mũi. Nếu lấy dịch không đúng chỗ có thể dẫn đến kết quả không chính xác.

7. Ăn trước khi test nhanh

Ăn hoặc uống trước khi test Covid-19 có thể dẫn tới kết quả dương tính giả. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn trái cây hoặc một số loại đồ uống trước khi test nhanh có các mẫu thử dương tính. Khi test nhanh, bạn cần đợi ít nhất 30 phút sau khi ăn hoặc uống để không làm ảnh hưởng các mức độ nhạy cảm của xét nghiệm.

8. Nhỏ không đủ dịch vào khay thử

Để có được kết quả chính xác, bạn nên nhỏ đủ lượng giọt dịch được khuyến nghị vào khay thử.

9. Không tuân theo các nguyên tắc về thời gian

Bạn bắt buộc phải tuân thủ hướng dẫn về khoảng thời gian đọc kết quả test nhanh Covid được in trên bao bì sản phẩm mà bạn đang sử dụng.

Đối với hầu hết các loại test nhanh Covid, bạn cần đợi 30 phút cho đến khi kiểm tra kết quả. Sau thời gian này kết quả có thể không chính xác.

10. Máu trên tăm bông

Nếu bạn mạnh tay khi lấy dịch tỵ hầu, bạn có thể gây chảy máu tại bộ phận đó. Nếu thấy có máu trên đầu tăm bông, bạn không nên tiếp tục thực hiện test nhanh đó nữa vì máu có thể gây ra kết quả không chính xác.

Tùy thuộc vào loại kit test, bạn nên nhỏ 2 hoặc 3 giọt dịch. Do đó, hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Làm sao để phát hiện test nhanh bị dương tính giả?

covid-19-test-1-16449116811222120247850

Tiến sĩ Hudson Peacock khuyên rằng nếu test nhanh hiện lên vạch “dương tính” rất mờ bên cạnh chữ T, điều quan trọng là phải xem xét khung thời gian đọc kết quả, theo Express.

Ông viết: “Về cơ bản, bất cứ vạch nào hiện lên trong khung thời gian đọc kết quả – thường được ghi trên tờ hướng dẫn là 15 phút, thì đó là xét nghiệm dương tính thật và người bệnh phải cách ly và làm tiếp xét nghiệm PCR”.

Tuy nhiên, nếu một vạch hiện lên sau thời gian đọc kết quả – nghĩa là quá 15 phút – thì điều này không được tính là dương tính, ông nói rõ.

Theo lời của bác sĩ, vạch “dương tính” mờ bên cạnh chữ T xuất hiện sau khung thời gian đọc kết quả có thể là dương tính giả.

Điều này cho thấy rằng điều quan trọng là làm đúng theo tờ hướng dẫn kèm theo test nhanh và chỉ đọc kết quả trong khung thời gian ghi trên tờ hướng dẫn.

Hãy nhớ đọc kỹ tờ hướng dẫn trước khi làm test nhanh để đảm bảo làm đúng theo các bước và đọc kết quả đúng, nhằm thực hiện các bước ứng xử tiếp theo cho đúng.

Nếu kết quả test nhanh là dương tính, người bệnh cần tự cách ly và làm thêm xét nghiệm PCR.