Có rất nhiều ngành nghề 4 – 5 năm trước lọt “top” ngành nghề “hot” đầu vào cao ngất vậy mà bây giờ lại trở thành những ngành học có tỉ lệ thất nghiệp rất cao.
Ngành sư phạm
Đứng đầu trong danh sách top những ngành thất nghiệp cao nhất hiện nay phải kể đến khối ngành sư phạm. Ngành sư phạm một đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực trong vài năm trở lại đây.
Tình trạng quá nhiều thí sinh thi vào ngành sư phạm, có quá nhiều cử nhân tốt nghiệp xin được công tác tại các trường dẫn đến tình trạng quá tải, do vậy mà việc rất nhiều sinh viên sư phạm thất nghiệp là một hệ lụy tất yếu.
Ngành kế toán kiểm toán
Ngành kế toán kiểm toán từng được coi là một ngành nghề rất hot và được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay ngành này đang dư thừa lao động và tình trạng này có thể sẽ vẫn tiếp diễn trong một vài năm tới.
Đối lập với tỉ lệ nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này vẫn đang ở mức khá cao, chiếm khoảng 30% trong cơ cấu tuyển dụng, tuy nhiên hàng nghìn sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp. Nguyên nhân có thể là do các trường mở ngành này một cách ồ ạt dẫn đến số lượng cung vượt xa so với nhu cầu về lao động.
Ngành lịch sử
Ngành lịch sử là ngành chuyên nghiên cứu, bàn luận về những vấn đề trong lịch sử, để từ đó có thể rút ra những quy luật, những bài học kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn và vô cùng thách thức. Thực trạng cho thấy, không ít cử nhân, thạc sĩ sử học cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh, làm trái ngành bởi vì không có việc làm và thất nghiệp quá nhiều.
Qua tất cả những gì đã trải nghiệm, đánh giá một cách kỹ càng thì việc cuối cùng chính là đưa ra phương án tốt nhất cho mình.
Tất nhiên, cũng đừng vội lo lắng bởi đó chưa phải là lựa chọn quyết định cả tương lai của bạn. Có 2 điều ngộ nhận mà rất nhiều người từng mắc phải, đó là: Học ngành nào ra làm ngành đó, và chúng ta làm 1 công việc cả đời. Thế nhưng trên thực tế, mọi thứ đều có thể thay đổi. Trong quá trình trải nghiệm nghề này, có thể sẽ lại dẫn bạn đến một nghề nghiệp khác phù hợp hơn và tốt hơn.
Một người có nhiều điểm mạnh và cũng có nhiều sở thích. Bởi thế nên chúng ta cũng cần có nhiều trải nghiệm, từ đó để tìm ra điểm mạnh nhất, đam mê lớn nhất. Lựa chọn nghề nghiệp cũng vậy. Hãy dựa trên những bước lựa chọn nghề nghiệp có trách nhiệm để tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn nhất nhé!