Ai cũng có thói quen xấu. Nhưng bước đầu tiên để đến với thành công là chúng ta nhận ra và có kế hoạch tống khứ nó. Bình tĩnh ngồi xuống, uống cốc trà và ngẫm xem mình có đang “ôm” những “kẻ địch” này không.

Nói nhiều hơn làm

Một bài phát biểu hay, khán giả vỗ tay. Một lời hứa đẹp, đối phương trao lòng tin. Nhưng khi hiện thực hóa được những lời hay ý đẹp ấy, người ta mới thật sự nể phục.

Hãy nhớ: Nói được làm được. Mà tốt nhất, hãy cố gắng trong im lặng và để thành công lên tiếng. Có một câu nói như thế này: Nếu các anh trì hoãn công việc, trì hoãn học hỏi, thì thành công cũng có quyền trì hoãn hoặc hủy cuộc hẹn với anh em. Đây là thói quen xấu khá phổ biến hiện nay.

Từ bỏ học hỏi, từ chối trưởng thành

Tháng trước, Komatsu bất ngờ đăng thông báo nhập học lên trang cá nhân dù cô đã ra trường được khá lâu. Hóa ra cô đã trúng tuyển vào Học viện Mỹ thuật Trung ương với tư cách nghiên cứu sinh ngành thiết kế.

Empty

Điều này khiến nhóm WeChat trong lớp đại học cũ bùng nổ. Mọi người trong lớp đều chúc mừng và khen ngợi cô bạn có năng khiếu nghệ thuật vì chuyên ngành học trước kia của cô hoàn toàn không liên quan gì đến thiết kế và nghệ thuật.

Khi được nhiều bạn bè nhắn tin hỏi thăm và chúc mừng, Komatsu cho biết: “Mình vốn thích thiết kế, nhưng do hạn chế của chuyên ngành đang học nên không thể thực hiện được điều bản thân yêu thích. Trong những năm sau khi tốt nghiệp, mình chưa bao giờ từ bỏ đam mê nên đã dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi, sức lực, tiền lương để luyện tập. Bây giờ, tất cả những nỗ lực đó cuối cùng cũng đã được đền đáp”.

Những lời nói của Komatsu khiến hầu hết bạn bè được khai sáng bởi gần như đa số đều đã dừng việc theo đuổi đam mê thực sự của bản thân và bị kéo theo vòng xoáy đi làm kiếm tiền. Nhiều người trong số đó không khỏi thắc mắc, tại sao mình lại bị bỏ lại xa đến vậy, rõ ràng là cùng một điểm xuất phát?

Đáng buồn thay, họ đều mắc phải một sai lầm lớn – trong khi mọi người đang không ngừng học tập mọi lúc mọi nơi thì những người đó lại không hề băn khoăn mà dừng việc học hỏi lại một cách không hề do dự.

Empty

Không thông minh, không gặp may mắn, thua kém đối phương đều là những cái cớ. Kênh truyền hình HBO của Mỹ đã sản xuất một bộ phim tài liệu có tên “Trở thành Warren Buffett”.

Điều khiến tôi ấn tượng nhất trong phim là Buffett, một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại đã dành phần lớn thời gian trong ngày để tự học hoặc làm việc một mình trong phòng.

Ông dành một khoảng thời gian khá lớn mỗi ngày để đọc các tin tức, báo cáo tài chính và các loại sách khác nhau. Không có máy tính hay điện thoại thông minh trong văn phòng của ông, có hay chăng cũng chỉ là những cuốn sách trên giá và những trang báo được trải trên bàn.

Buffett ngồi đó mỗi ngày để đọc và học. Thời gian lặng lẽ trôi qua, từ một thanh niên trở thành một ông già tóc bạc nhưng giàu có. Đọc và học suốt đời là thói quen và niềm tin mà vị tỷ phú này đã tuân thủ trong suốt cuộc đời của mình.

Bộ phim tài liệu này cho chúng ta thấy một sự thật: Nếu một người muốn đạt được những thành tựu phi thường trong cuộc đời, thì định mệnh của người đó không thể tách rời với việc học tập.

Thật vậy, không ngừng học tập là quá trình đòi hỏi tinh thần, tư duy, còn sự trưởng thành của bản thân lại đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng. Quá trình này không thoải mái như việc nằm ở nhà chơi điện thoại di động và xem phim. Tuy nhiên, duy trì một thái độ hiếu học và ý thức học tập không ngừng sẽ là quyết định có giá trị nhất trong cuộc đời bạn.

Luôn nói “không”

Nhận được một cơ hội lớn, nhưng sợ đối mặt với nhiều thử thách, thế là đành thôi. Từ chối mọi lời mời của các mối quan hệ, chỉ vì muốn nằm ở nhà xem phim.

Không dám đầu tư, không dám chấp nhận những rủi ro, không dám hy sinh, đồng nghĩa với việc anh em đang từ chối thành công. Nhận lỗi là điều đáng và nên làm. Nhưng cứ mắc lỗi và xin lỗi quá nhiều lại là chuyện khác.