Vào những ngày đèn đỏ, cơ thể phụ nữ trở nên rất nhạy cảm, sức đề kháng và khả năng miễn dịch cũng yếu hơn. Vì vậy nếu không chăm sóc đúng cách rất dễ mắc bệnh phụ khoa.

Đối với nữ giới, bệnh phụ khoa là một nỗi sợ thầm kín. Nhiều người thậm chí không dám đi khám, không chữa trị triệt để. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn có thể làm ảnh hưởng tới khả năng làm mẹ. Chính vì vậy mà vào những ngày đèn đỏ chị em nên chú ý những điều này để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

Tránh quan hệ tình dục

Vào kỳ đèn đỏ, phụ nữ nên dành thời gian chăm chút cho bản thân mình. Dù đối tác có yêu cầu cũng nên từ chối. Nếu quan hệ tình dục thời điểm này dễ gây bong tróc nội mạc tử cung, thúc đẩy cổ tử cung mở ra, sẽ trộn lẫn với máu kinh, độ pH nơi này mất cân bằng, khả năng chống lại vi trùng bị suy yếu, vi khuẩn sẽ ngược dòng, xâm nhập vào khu vực này và gây nhiễm trùng. Chị em có thể phải đối mặt với sự gia tăng của vi khuẩn, thậm chí bệnh phụ khoa còn nghiêm trọng hơn.

Không ăn đồ lạnh

Các loại đồ ăn cay, lạnh cũng là thực phẩm cần tránh trong những ngày đèn đỏ bởi chúng dễ ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung. Ăn đồ cay, lạnh sẽ khiến kinh nguyệt ra không đều và gây đau bụng kinh.

Bên cạnh đó, vào thời kỳ kinh nguyệt cảm xúc của chị em không ổn định, dễ nóng giận, lo lắng nên ăn đồ cay, lạnh có thể gây đau bụng kinh dữ dội, tâm trạng bất thường.

Vì vậy, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm cơn đau bụng kinh cho chị em.

dieu-can-lam-trong-ngay-den-do-3

Tránh các sản phẩm tẩy rửa quá mạnh

Máu kinh khiến cho phần dưới của chị em có mùi đặc biệt nhưng không quá nồng. Một số chị em vì quá lo lắng và có thói quen sạch sẽ quá mức nên sử dụng những chất tẩy rửa mạnh.

Việc sử dụng sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh sẽ làm mất cân bằng axit-bazo của phần dưới cơ thể và làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn.

Để vệ sinh vùng kín sạch sẽ bạn chỉ cần dùng nước sôi để nguội hoặc dùng nước ấm và làm sạch từ trước ra sau.

Thay băng vệ sinh thường xuyên

Việc thay băng vệ sinh thường xuyên giúp đảm bảo an toàn cho vùng kín. Do máu kinh từ trong người tiết ra khỏi cơ thể rất dễ bị nhiễm khuẩn nên nếu không thay băng vệ sinh thường xuyên những vi khuẩn đó có thể xâm nhập lại vào cơ thể. Vào những ngày cuối của kỳ kinh, lượng máu kinh ra ít hơn, băng vệ sinh có thể không đầy nhưng vẫn phải thay băng.

Tốt nhất bạn nên thay băng vệ sinh mỗi 6 giờ 1 lần. Có thể thay băng ít nhất 4-8 giờ hay bất cứ khi nào thấy băng thấm quá nhiều hoặc cảm thấy khó chịu, ẩm ướt. Với phụ nữ có lượng máu kinh thải ra ngoài càng nhiều thì càng phải thay băng thường xuyên hơn.