Chứng sa sút trí tuệ ngày càng trẻ hóa, đặc biệt xuất hiện nhiều ở dân văn phòng. Muốn não bộ phát triển, nhạy bén thì bạn nên bổ sung 5 loại thực phẩm này vào bữa sáng.

Một bữa sáng lý tưởng là một bữa sáng có chứa protein, chất béo lành mạnh, chất xơ và một số loại sản phẩm. Chính vì vậy, ăn một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp ngày mới của bạn đi đúng hướng và giữ cho não bộ nhạy bén về lâu dài. Khi chuẩn bị bữa sáng cho mình, bạn nhớ thêm vào những loại thực phẩm này.

Ăn hạt óc chó

Nếu một hôm nào đó bạn không có thời gian ăn sáng thì hãy mang theo một ít hạt óc chó có vỏ để ăn nhẹ trên đường đi làm.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Molly Hembree: “Hạt óc chó là một nguồn tuyệt vời của ALA (axit alpha-linolenic), một chất béo không bão hòa đa omega-3, mỗi ounce óc chó có thể chứa 2,5 gam ALA, giúp chống lại chứng mất trí nhớ hiệu quả”.

Ăn quả trứng luộc

Trứng là một bữa sáng giàu protein, đầy đủ chất giúp giảm cân và xây dựng cơ bắp cho những người ăn thường xuyên. Thực phẩm này cũng có thể thúc đẩy trí thông minh của trẻ. Theo nhiều nghiên cứu thì trẻ ăn lòng đỏ trứng sẽ cải thiện khả năng học tập, tập trung và ghi nhớ ngắn hạn so với trẻ ăn lòng trắng trứng hoặc sữa chua.

Một nghiên cứu lớn khác kéo dài 21 năm với hơn 25.000 người trong độ tuổi từ 30 đến 70 cho thấy rằng trứng cũng có thể giúp tăng cường trí não của con người. Tổ chức về dinh dưỡng Frontiers in Nutrition đã phát hiện ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ trứng và giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, đặc biệt là bệnh Alzheimer.

Theo chuyên gia y tế, dinh dưỡng Lisa Young thì: “Trứng chứa lutein và choline, những chất dinh dưỡng giúp bảo vệ não khỏi sự suy giảm nhận thức”.

Ăn bột yến mạch

Chuyên gia dinh dưỡng Tanya Freirich, người sáng lập Tanya B Nutrition cho biết: Việc thiếu một số chất dinh dưỡng (như axit folic, vitamin E và flavonoid) có liên quan đến chức năng nhận thức kém, giảm trí nhớ và sự phát triển của chứng sa sút trí tuệ. Vì vậy, khách hàng của cô luôn được khuyên thường xuyên ăn bột yến mạch vào bữa sáng. Đây là một loại ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp vitamin B, bao gồm cả axit folic và vitamin B12.

Cô nói: “Tôi luôn khuyên bạn nên thêm các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, hạt chia, hướng dương và hạt bí ngô vào bột yến mạch để tăng vitamin E, giúp duy trì chức năng thần kinh và ngăn ngừa suy giảm nhận thức”.

Bên cạnh đó, Fleirich cho biết thêm quả mọng hoặc anh đào hoặc thực phẩm chứa lượng lớn flavonoid vào bột yến mạch cũng giúp bảo vệ các kết nối thần kinh và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Một ly sinh tố trái cây/rau

Theo nghiên cứu, bổ sung thường xuyên các chất dinh dưỡng trong những thực phẩm này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên đến 53%.

Justine Chan, chuyên gia dinh dưỡng và chủ sở hữu của YourDiabetesDietitian chia sẻ về chế độ ăn MIND. Đây là sự kết hợp giữa chế độ ăn Địa Trung Hải và chế độ ăn DASH, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ hoặc làm chậm sự suy giảm sức khỏe não bộ. Chế độ ăn uống MIND tập trung vào việc ăn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật và hạn chế ăn các sản phẩm động vật và thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Chế độ ăn này đặc biệt khuyến khích tăng cường ăn các loại quả mọng và rau xanh.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 cho thấy những người tham gia ăn nhiều quả mọng bị suy giảm nhận thức chậm hơn khi họ già đi, với sự chênh lệch lên đến 2,5 năm. Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2011 cho thấy uống nước ép quả việt quất dại có liên quan đến việc cải thiện chức năng nhận thức ở những người bị suy giảm nhận thức nhẹ.

Bên cạnh đó, các loại rau lá xanh cũng chứa nhiều vitamin giúp tăng cường chức năng não bộ.

Ăn thực phẩm không có đường

Bữa sáng có lẽ là bữa ăn dễ dàng nhất để bạn có thói quen ăn đường. Nếu bạn không ăn trứng hoặc bột yến mạch, bạn có thể sẽ ăn bánh rán, bánh mì tròn, bánh ngọt ăn sáng và cà phê.

Hembree chia sẻ: “Bánh ngọt làm bằng đường tinh luyện dư thừa và chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến sương mù não và mệt mỏi về tinh thần do sự tăng/giảm nhanh chóng của glucose (trong cơ thể)”.

Hàm lượng đường và tính chất chế biến của ngũ cốc có đường có thể dẫn đến tăng cân, viêm mãn tính mức độ thấp và sức khỏe đường ruột kém. Hembree cho biết thêm: “Viêm làm chậm chức năng nhận thức và sức khỏe đường ruột kém dẫn đến chức năng não kém thông qua trục não bộ”.

Bên cạnh việc tránh những thực phẩm nhiều đường thì bạn cũng nên tránh những thói quen xấu gây tổn thương não bộ như ngủ không đủ giấc, không có sự kết nối xã hội, ăn vặt quá nhiều, nghe nhạc âm lượng quá to bằng tai nghe, lười vận động, hút thuốc lá, ăn quá nhiều, không tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời,…