Hương vị của những loại thực phẩm này khá kén người dùng. Theo các bác sĩ, đây là những thực phẩm lành mạnh nhất mà bạn nên ăn.
Cà tím
Cà tím giàu dưỡng chất, chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, canxi, phốt pho, sắt và các chất dinh dưỡng khác. Thực phẩm này có thể tăng cường sự kết dính giữa các tế bào của con người, tăng cường độ đàn hồi của các mao mạch, giảm tính dễ vỡ và tính thấm, đồng thời ngăn ngừa vỡ và chảy máu vi mạch. Ngoài ra, cà tím còn có thể ức chế sự tăng sinh của các tế bào khối u đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, cà tím giàu ancaloit và cucurbitacin là một thành phần chống ung thư. Thực tế, trên thực nghiệm lâm sàng, một bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày và ung thư cổ tử cung rất tốt đã được chiết xuất từ cà tím.
Ớt xanh
Ớt xanh có chứa nhiều vitamin C, A, B phức hợp (B6 và B9). Thực phẩm này giúp ngăn ngừa đông máu, nguyên nhân chính gây ra các vấn đề tim mạch như ngừng tim và đột quỵ tim. Không chỉ vậy, ớt xanh còn giúp cản trở mức độ lan rộng của ung thư đến ruột kết, phổi và tuyến tiền liệt.
Các dưỡng chất thiết yếu như vitamin C và B6 trong ớt xanh giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật. Ngoài ra, Capsaicin trong ớt xanh giải phóng endorphin tốt và hoạt động như một chất chống trầm cảm, giữ cho tâm trạng tích cực.
Rau mùi
Theo Đông y, rau mùi có vị cay, tính ấm, giúp kích thích tiêu hóa và làm thuốc bổ. Loại rau này có tác dụng chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, tăng lượng nước tiểu và hạ sốt, chữa cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi. Đặc biệt, lá và hạt chứa tinh dầu gây kích thích hệ thần kinh, được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý.
Theo y học hiện đại, rau mùi có chứa các vitamin A, C, B1, B2 và chất sắt. Ngoài ra, các hoạt chất trong rau mùi có tác dụng chống viêm, giảm cholesterol trong máu, sát khuẩn ở đường tiêu hóa, chống viêm ở niêm mạc miệng…
Hiện nay, rau mùi được xem như một loại dược liệu có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị một số bệnh mạn tính…
Nấm hương
Loại thực phẩm này có hàm lượng protein cao, ít chất béo, polysaccharide, nhiều loại axit amin và vitamin tổng hợp, giúp cải thiện chức năng miễn dịch, trì hoãn lão hóa, ngăn ngừa ung thư, chống ung thư, hạ huyết áp, hạ lipid máu, giảm cholesterol.
Bên cạnh đó, nấm có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, lao phổi, bệnh viêm gan truyền nhiễm, viêm dây thần kinh… Bạn có thể dùng nấm để chữa chứng khó tiêu, táo bón… Các chất axit nucleic có trong nấm còn có chức năng phòng và chữa bệnh AIDS.
Mướp đắng
Mướp đắng có chứa chất ancaloit, chất đắng mang lại cho mướp đắng hương vị riêng biệt. Nhiều người không thích vị đắng này tuy nhiên các bác sĩ đánh giá cao giá trị dinh dưỡng của mướp đắng. Vị đắng này còn có tác dụng kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn.
Các nhà nghiên cứu cho biết, mướp đắng có thể hoạt động kháng virus, ngăn chặn virus lây nhiễm cho các tế bào của con người, có thể giúp kiểm soát quá trình của bệnh.
Thường xuyên ăn mướp đắng giúp kiểm soát tổn thương oxy hóa vì nó có thể ngăn chặn sự tích tụ chất béo và cơ chế peroxy hóa lipid, làm chậm quá trình chết tế bào do viêm gây ra trong gan.
Bên cạnh đó, mướp đăng cũng tăng cường hệ thống chống oxy hóa của cơ thể, tức là các enzym nội tại như catalase và superoxide dismutase. Hơn hết, chất chiết xuất từ mướp đắng có thể ngăn chặn tổn thương gan do uống rượu mãn tính.