Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường này, chị em không nên chủ quan.

Trong cơ thể con người, tuyến giáp là cơ quan nội tiết lớn nhất, có hình dạng con bướm, nằm ở phía trước cổ. Bộ phận này có nhiệm vụ sản xuất hormone điều chỉnh việc trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể, tâm trạng. Tuyến giáp cũng có liên quan đến chức năng tim mạch, cơ, xương khớp, khả năng thụ thai ở phụ nữ.

Aroon Kongchoo – chuyên gia nội tiết và chuyển hóa của Bệnh viện Vejjthani (Thái Lan) cho biết nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp thường không rõ ràng tuy nhiên nó có thể liên quan tới di truyền. Đặc biệt, bệnh này phát hiện ở nữ nhiều hơn nam giới.

Bệnh tuyến giáp thường gặp ở nhóm người từ 30-6 tuổi. Khi có những biểu hiện bất thường, người bệnh cần phải đi khám sớm. Trong trường hợp siêu âm thấy khối u ở tuyến giáp thì có 4-5% có khả năng phát triển thành K tuyến giáp.

Bệnh tuyến giáp nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác về sức khỏe như béo phì, tim mạch, trầm cảm…

Khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường này, chị em đừng chủ quan.

Tăng hoặc giảm cân bất thường

Như đã nói ở trên, tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất. Nó có khả năng quyết định cân nặng của cơ thể.

Khi một người mắc bệnh cường giáp, các hormone được sản xuất liên tục và khiến họ cảm thấy đói. Tuy nhiên, có người ăn rất nhiều nhưng vẫn tụt cân bất thường.

Trong khi đó, bệnh suy giáp sẽ khiến người bệnh cảm thấy chán ăn nhưng cân nặng vẫn tăng lên vù vù.

Các nếp gấp quanh cổ bị sạm đen

6-dau-hieu-benh-tuyen-giap-01

Một trong những triệu chứng phổ biến của rối loạn tuyến giáp là vết sạm đen ở vùng da quanh cổ. Nhiều người nhầm lẫn chúng với vết bẩn ở trên da nhưng kỳ cọ bằng cách nào cũng không thể loại bỏ được.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự sẫm màu của các nếp gấp da quanh cổ thường xảy ra do sự bùng phát nội tiết tố, do tuyến giáp hoạt động quá mạnh gây ra.

Mệt mỏi, suy nhược

Mệt mỏi, suy nhược có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Nó có thể xuất phát do sự lão hóa của cơ thể, do áp lực cuộc sống nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tuyến giáp.

Khi tuyến giáp bị suy yếu, khả năng trao đổi chất của cơ thể cũng giảm đi khiến bạn cảm thấy mệt lả không rõ nguyên nhân.

Ngược lại, khi tuyến giáp hoạt động quá mức khiến hệ trao đổi chất tăng lên khiến bạn không làm gì cũng mất năng lượng và cũng gây ra mệt mỏi.

Ngoài ra, mệt mỏi, suy nhược do bệnh tuyến giáp còn khiến tim đập nhanh, run rẩy, yếu cơ.

Khó ngủ, mất ngủ

6-dau-hieu-benh-tuyen-giap-02

Khi tuyến giáp hoạt động không hiệu quả, các hormone trong cơ thể sẽ bị suy giảm mạnh khiến bạn rơi vào trạng thái mất ngủ hoặc khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Tuyến giáp không hoạt động đúng chức năng còn ức chế khả năng sản xuất serotonin – một hormone có tác dụng giúp cơ thể thoải mái, vui vẻ. Khi serotonin bị suy giảm, con người sẽ cảm thấy chản nản, khó ngủ.

Rối loạn tuyến giáp cũng làm người bệnh mất ngủ vào ban đêm, thèm ngủ vào ban ngày.

Một số triệu chứng khác liên quan đến giấc ngủ do tuyến giáp gây ra là đổ mồ hôi vào ban đêm, đi tiểu nhiều lần gây mất ngủ.

Giảm ham muốn

Tuyến giáp là cơ quan đảm nhận việc sản xuất các loại hormone trong cơ thể. Vì vậy, nó cũng có tác động đến nhiều hormone liên quan đến ham muốn ở phụ nữ.

Khi bệnh phát triển nặng, nó sẽ phá vỡ sự cân bằng estrogen trong cơ thể phụ nữ, làm giảm ham muốn, gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, dẫn tới vô sinh…

Rối loạn kinh nguyệt

Như đã nói ở trên, tuyến giáp chịu trách nhiệm sản xuất nội tiết tố trong cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động không bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng sẽ có sự thay đổi theo. Ví dụ,nếu bạn thấy chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hơn 25 ngày với tần suất liên tục thì nên cẩn trọng với suy cơ bị bệnh suy giáp. Ngược lại, nếu thấy chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày trong một thời gian dài thì nên thận trọng với bệnh cường giáp.