Nhiều người luôn bị mắc kẹt với câu hỏi tại sao họ không tiêu gì nhiều mà tháng nào cũng tiêu sạch tiền lương. Có người còn phải vay mượn thêm để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu dù thu nhập cao chót vót.

Khoe tài sản hoặc công khai về thu nhập lên MXH

Cho dù bạn là ai, sở hữu số tài sản khổng lồ hay thu nhập cao đến đâu, đừng dại công khai tình trạng của mình cho quá nhiều người, nhất là trên MXH.

MXH là con dao 2 lưỡi. Vừa là nơi kết nối, chia sẻ với những người thân quen vừa tiềm ẩn những người thích soi mói, tọc mạch và hay ghen tị. Khoe tài sản hoặc công khai về thu nhập lên MXH đồng nghĩa với lời mời gọi cho những đối tượng xấu bước chân vào thế giới riêng của bạn. Có người sẽ kết bạn với bạn chỉ vì tiền, có người sẽ còn có những ý định khác xấu xa hơn. Chắc hẳn bạn không muốn một ngày nào đó bị đồng nghiệp xấu tính kiện cáo vì tiền lương cao/ thấp đâu nhỉ?

Cho người không đáng tin vay tiền

Tiền nong là vấn đề có thể giết chết bất cứ mối quan hệ nào nếu không cẩn trọng. Dù người vay tiền là bạn bè hay người thân trong gia đình nhưng bạn không mấy tin tưởng, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa tiền cho họ. Cả nể không chỉ khiến bạn mất tiền mà còn có thể mất luôn bạn.

khoan-chi-tieu1

Vậy nên trước khi đồng ý cho vay tiền, hãy đặt ra câu hỏi: “Bạn có thoải mái khi cho người này vay tiền không?”, “Nếu họ không trả tiền, bạn sẽ làm gì tiếp theo?”, “Bạn có chấp nhận việc tiền không bao giờ về lại ví không?”.

Đầu tư nhiều hơn khả năng cho phép

Muốn giàu có, ngoài tiết kiệm thì còn phải biết đầu tư. Song, trước khi rót tiền vào một cuộc đầu tư thói quen chi tiêucó vẻ dễ ăn nào đó, bạn hãy luôn cân nhắc đến rủi ro của nó.

Mọi khoản đầu tư đều có một mức độ rủi ro nhất định và bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với tình huống xấu nhất. Đừng đầu tư số tiền lớn hơn khả năng, có thể làm tổn hại đến tài chính của bạn trong trường hợp thua lỗ.

Lương vừa về đã hết nhẵn

Rất nhiều người, lương về chưa ấm ví đã phải rút ra chi trả các khoản thiết yếu, thanh toán nợ nần hoặc mua sắm cho thỏa thích. Kết quả là chưa hết tháng, họ đã hết tiền, thậm chí lại tiếp tục vay mượn sống cho qua ngày. Nếu liên tục rơi vào tình trạng nhẵn ví, không thể dư ra đồng nào cho việc tiết kiệm này, bạn phải điều chỉnh ngay thói quen chi tiêu của mình.

Chìa khóa dễ dàng nhất chính là nhìn lại ghi chép các khoản chi trong vài tháng gần nhất để thấy rõ tiền của mình đã đi đâu mỗi tháng. Thông qua đó, bạn có thể siết chặt hơn chuyện “vung tiền”, cắt giảm những thứ không cần thiết để thoát ra khỏi tình trạng tài chính tồi tệ này.

Mua sắm tùy tiện quá đà

Ai cũng có những niềm vui sắm sanh riêng, thậm chí thông qua việc shopping, một phần nào những áp lực cuộc sống thường ngày sẽ được giải tỏa. Nhưng nếu bạn là kiểu người mua những thứ lẻ tẻ, linh tinh quá nhiều thì bạn đang vướng phải sai lầm chi tiêu mất rồi.

Empty

Bởi lẽ, các khoản chi bất chợt như thế này có thể sinh ra cảm giác “nghiện” làm bạn muốn chi tiền hoài, đâm ra tiêu sạch tiền trong tài khoản tiết kiệm và phải vay mượn thêm mới đủ.

Mơ hồ về tiền bạc

Nếu bạn là một người trẻ vừa ra trường, đi làm chưa được bao lâu, việc mơ hồ về tiền bạc không có gì quá lo ngại. Nhưng nếu bạn đã cận kề tuổi 30, vẫn còn chưa có mục tiêu tài chính cụ thể, không có kế hoạch quản lý chi tiêu và tiết kiệm, sớm thôi bạn sẽ rơi vào cảnh nghèo túng.

Bởi lẽ nếu không biết quản lý chi tiêu, không có mục tiêu dài hạn – ngắn hạn cho tiền bạc, bạn dễ bị cuốn vào những cuộc vui bất tận, những khoản chi không cần thiết. Không có tiền tiết kiệm, bạn bắt buộc phải vay mượn khi có việc khẩn cấp rồi ôm nợ vào thân, khiến tình hình tài chính ngày càng tệ hơn.