Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt, vật lý trị liệu thì người bị đau cổ vai gáy cũng nên bổ sung thực phẩm chứa khoáng chất cần thiết cho xương khớp.

Gừng

Gừng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm giúp giảm đau và viêm hiệu quả. Theo nghiên cứu, gừng giúp làm giảm cảm giác đau chủ quan trong một số bệnh như viêm xương khớp. Bên cạnh đó, gừng giúp cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng.

Bạn có thể thêm gừng vào các món ăn, uống trà gừng hoặc trà gừng kết hợp với mật ong cũng rất tốt. Hoặc trộn dầu gừng với dầu ô liu và dùng để xoa bóp vùng vai bị đau 2-3 lần/ngày.

Nghệ

Thực phẩm này có chứa chất curcumin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm nên giúp giảm đau vai hiệu quả. Theo các thử nghiệm sơ bộ, hoạt chất curcumin có thể giúp giảm các triệu chứng viêm khớp.

Bạn có thể thêm nghệ vào món ăn, uống trà nghệ, sữa nghệ, uống nghệ với mật ong. Hoặc trộn 2 thìa bột nghệ với dầu dừa rồi xoa lên vùng cơ bị đau và để khô. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Mỗi ngày thực hiện 2 lần cho đến khi cơn đau giảm.

Tỏi

Do có chứa hợp chất gọi là diallyl disulfide có liên quan đến giảm đau khớp nên tỏi giúp hỗ trợ giảm đau khớp rất tốt. Hợp chất này giúp hạn chế các enzym gây hại cho sụn.

Bạn có thể thêm tỏi vào các món ăn hoặc ăn tỏi kết hợp với mật ong. Bạn cũng có thể làm nóng bột tỏi với dầu và bôi lên khớp bị đau.

Dầu ô liu

Dầu ô liu vẫn được biết đến với lợi ích về tim mạch, hỗ trợ giảm viêm. Các tác dụng chống viêm chính là trung gian của các chất chống oxy hóa. Trong đó, oleocanthal đã được chứng minh là hoạt động tương tự như ibuprofen, một loại thuốc chống viêm.

Nghiên cứu cho thấy bổ sung dầu ô liu giúp cải thiện tình trạng viêm do stress oxy hóa ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Kết hợp dầu ô liu và dầu cá mang đến nguồn axit béo omega-3 chống viêm, làm giảm cường độ đau khớp, cải thiện sức mạnh của cơ tay và giảm cứng khớp buổi sáng.

Bông cải xanh

Nhờ có chứa sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh mà bông cải xanh cũng như các loại rau họ cải khác có tác dụng chống viêm rất mạnh. Nghiên cứu cho thấy sulforaphane giúp làm chậm quá trình tổn thương sụn ở các khớp bị ảnh hưởng bởi viêm xương khớp.

Bên cạnh đó, nó còn chống lại chứng viêm bằng cách giảm mức độ cytokine và protein NF-kB, cả hai chất gây ra đều gây viêm trong cơ thể.

Trà xanh

Trong trà xanh có chứa đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, đặc biệt là một chất gọi là epigallocatechin-3-gallate (EGCG).

Trà xanh có hàm lượng EGCG cao nên giúp làm giảm viêm nhiễm và bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị hư hại có thể dẫn đến bệnh tật. Chất này ức chế tình trạng viêm bằng cách giảm sản xuất cytokine gây viêm và làm hỏng các axit béo trong tế bào của bạn.

Thông qua khả năng giúp giảm cân, trà xanh giúp làm giảm đau khớp bởi cân nặng quá mức gây thêm áp lực lên các cơ xương khớp và làm tăng cơn đau.

Các loại cá giàu omega-3

Axit béo omega-3 có đặc tính chống viêm nên giúp giảm tình trạng đau nhức và co cứng xương khớp. Mà cá béo chính là nguồn thực phẩm bổ sung protein và omega-3 dồi dào. Cơ thể của bạn chuyển hóa các axit béo này thành các hợp chất phân giải và bảo vệ, có tác dụng chống viêm.

Vì vậy bạn nên ăn nhiều các loại cá béo như cá cơm, cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi,… nếu muốn cải thiện tình trạng bệnh.

Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm trên, bạn nên tránh các loại thực phẩm gây viêm như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ; Thức ăn nhanh, thịt đã qua chế biến như xúc xích, thịt nguội; Thịt đỏ; Thực phẩm và đồ uống có nhiều đường; Carbohydrate tinh chế như đồ ngọt, bánh ngọt, bánh mì trắng; Các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn; Thực phẩm giàu cholesterol như thịt mỡ, nội tạng động vật.