Trong số những ngành nghề này, có rất nhiều nghề mới chỉ trước đó 4 – 5 năm lọt “top” ngành nghề “hot” với đầu vào cao ngất nhưng đến nay đã không còn có nhiều cơ hội việc làm nữa.
Ngành Sư phạm
Đây là khối ngành đang được Bộ GD-ĐT báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực. Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT cả nước hiện có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và còn khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp.
70.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp năm 2020 được phân bổ ở tất cả các bậc học, trong đó, bậc tiểu học thừa khoảng 41.000 người, THCS thừa 12.200 người và ở cấp THPT là khoảng 16.900 người.
Nguyên nhân về con số dư thừa và thất nghiệp “khổng lồ” nhiều chuyên gia giáo dục từng phân tích là do việc dự báo tình hình giảm số lượng học sinh ở các bậc học do tác động của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình hệ thống các trường ĐHCĐ sư phạm được mở chưa hợp lý, chỉ tiêu đào tạo chưa được kiềm chế kịp thời và chính sách hỗ trợ học phí đã khiến thí sinh thi vào ngành này và khi quá nhiều sinh viên ra trường xin việc ngành sư phạm quá tải dẫn đến việc rất nhiều sinh viên thất nghiệp, không có việc làm.
Ngành Kế toán – Kiểm toán
Cách đây vài năm, ngành Kế toán – Kiểm toán thu hút được rất nhiều người học nhờ mức lương cao sau khi ra trường. Cũng vì điều này mà điểm chuẩn trúng tuyển của các ngành này luôn đứng “top” 2, 3 so với các ngành khác.
Tuy nhiên, hiện nay, đây là một trong những nhóm ngành đang dư thừa lao động và cảnh báo vẫn còn dư thừa trong các năm tới.Theo khảo sát tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội 6 tháng đầu năm 2016, Kế toán – Tài chính đứng đầu trong số các ngành được nhiều người tìm việc nhất.
Nguyên nhân của sự dư thừa nhân lực nhóm ngành này là do việc ồ ạt mở ngành của các trường đào tạo trong mấy năm trước. Hiện nay, cả nước vẫn có khoảng 200 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành nghề kế toán làm cho có quá nhiều sinh viên ra trường thừa nguồn nhân lực hàng nghìn sinh viên thất nghiệp phải làm công việc không đúng với ngành nghề của mình.
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Theo bản tin thị trường lao động quý II/2016 được công bố bởi Viện Khoa học Lao động và xã hội, ngành Tài chính – Ngân hàng mặc dù có tăng nhưng số lượng tân cử nhân ngành này không có việc làm đúng chuyên ngành cũng tiếp tục gia tăng.
Trong mùa tuyển sinh 2016, 2017 các ngành này vẫn tiếp tục là ngành mũi nhọn với chỉ tiêu tuyển sinh không hề giảm của top trường kinh tế. Dự báo trong thời gian tới, sinh viên nhóm ngành này ra trường tìm việc vẫn chưa dễ dàng và chắc chắn là thất nghiệp.
Ngành cử nhân lịch sử
Hiện tại, các nhóm ngành đào tạo cử nhân sư phạm thực sự không có tương lai. Cử nhân lịch sử là những người nghiên cứu, phân tích, đánh giá các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, sau đó chia sẻ kiến thức và thông tin chính xác có được cho cộng đồng. Nghiên cứu lịch sử đòi hỏi nhiều kỹ năng, đam mê và có nhiều khó khăn, thử thách.
Đa số sinh viên theo học ngành này đều có ý định học thêm một nghiệp vụ sư phạm để theo nghề dạy học. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, khả năng tìm được việc là rất khó. Nhiều cử nhân, thạc sĩ chấp nhận làm những công việc trái ngành nếu không muốn thất nghiệp.
Ngành văn học và ngôn ngữ Trung quốc
Ngành văn học ngôn ngữ Trung Quốc là một tổ hợp ngành bao gồm 5 chuyên ngành nhỏ đó là chuyên ngành Văn kiện cổ điển Trung Quốc, Ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc thiểu số Trung Quốc, Giáo dục Quốc tế Hán ngữ, Ngôn ngữ Trung Quốc và chuyên ngành Văn học Ngôn ngữ Trung Quốc.
Với một vốn kiến thức về tiếng Trung được đào tạo vô cùng bài bản và vững chắc, sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành thuộc khối ngành Văn học ngôn ngữ Trung Quốc có đầy đủ khả năng và năng lực đảm nhiệm các công việc như: phóng viên, biên tập viên phiên dịch,… Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường đại học lại không quá chú trọng đến giảng dạy chuyên ngành này, dẫn đến việc truyền tải nội dung bài học cho sinh viên quá khó khăn và dẫn đến việc tỉ lệ sinh viên ra trường có được công việc ổn định là cực thấp.
Ngành công nghệ môi trường
Công nghệ môi trường là một chuyên ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này, bạn cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học.
Tuy nhiên, với công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém cũng như chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành nên doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì thế, không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề đào tạo.
Ngành tiện ích công cộng
Hầu hết ở các trường Đại học ở Trung Quốc đều có chuyên ngành này. Tiện ích công cộng (thường chỉ là tiện ích) là một tổ chức duy trì cơ sở hạ tầng cho dịch vụ công cộng (thường cũng cung cấp dịch vụ sử dụng cơ sở hạ tầng đó). Các tiện ích công cộng phải tuân theo các hình thức kiểm soát và quy định công cộng, từ các nhóm dựa vào cộng đồng địa phương đến các độc quyền của chính phủ.
Nhưng với tình hình thực tế hiện nay của xã hội thì chuyên ngành này chưa thực sự cần thiết lắm, hầu như kiến thức chuyên môn đều không có gì và sinh viên cũng đặt ra câu hỏi: Học ngành này ra mình sẽ đảm nhiệm công việc nào?