Buổi sáng, khi bụng còn rỗng là “thời điểm vàng” để ăn tỏi bởi tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất.

Buổi sáng, khi bụng còn rỗng là “thời điểm vàng” để ăn tỏi bởi tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất. Các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng. Đương nhiên, điều này nên được thực hiện sau khi bạn đã uống một cốc nước lọc.

7 ngày ăn tỏi lúc bụng đói, cơ thể nhận được những lợi ích nào?

1. Sẽ thấy xương chắc khỏe hơn

ae91d1fd-bb16-4056-8d05-329403-2103-4686-1612146228

Một nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh cho thấy, nếu mỗi ngày sử dụng một lượng tỏi khô 2g sẽ làm giảm đáng kể dấu hiệu thiếu hụt estrogen. Điều này góp phần giúp cho xương chắc khỏe hơn, giảm đau nhức. Ngoài ra, thực phẩm như tỏi và hành tây cũng có thể có tác dụng tốt đối với viêm xương khớp.

2. Mạch máu sẽ khỏe hơn

Người Trung Quốc ví mạch máu là “cội nguồn của tuổi thọ” và tỏi chính là “vua bảo vệ mạch máu, nếu ăn tỏi đều đặn thì tuổi 75 cũng không sợ bệnh”.

Thói quen ăn tỏi sống đều đặn mỗi sáng có thể giúp thúc đẩy nhu động của mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, có tác dụng thanh lọc máu rất tốt, bài tiết độc tố trong máu, từ đó giúp mạch máu khỏe hơn. Có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Đồng thời, tỏi cũng sẽ giúp bạn làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ. Ngoài tác dụng giảm mỡ máu ra, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối. Vì vậy, tỏi có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.

3. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Đồng thời, thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Về khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, các hoạt chất trong tỏi như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u, giảm kích thước của khối u tới 50%. Tỏi có công dụng ngăn ngừa, hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của các loại ung thư như: ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan, ung thư bàng quang,…

4. Giúp làn da đẹp hơn trông thấy

Theo Healthline, da khô và ngứa thường gặp vào mùa đông. Một cách hiệu quả để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến da là ăn tỏi vào buổi sáng khi bụng đói. Ăn tỏi mỗi ngày vào buổi sáng để có làn da sáng mịn.

Tỏi sẽ có tác dụng tuyệt vời hơn cho làn da nếu được kết hợp cùng mật ong. Hơn nữa hỗn hợp tỏi mật ong còn có nhiều tác dụng trong việc giảm cân. Trong khi tỏi giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường trao đổi chất thì mật ong có khả năng kiềm chế cơn đói, từ đó giúp giảm cân một cách hiệu quả.

5. Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu. Ăn tỏi thường xuyên cũng giúp làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ. Ngoài tác dụng giảm mỡ máu ra, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối. Vì vậy, tỏi có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.

Tỏi còn có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách giảm độ nhớt của máu nhờ hoạt chất ajoene. Theo các nhà khoa học, khoảng 600 – 1500mg chiết xuất từ tỏi sẽ mang lại hiệu quả giảm huyết áp trong 24 tuần. Bên cạnh đó, chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch máu, từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả. Người bệnh tăng huyết áp được khuyên nên ăn vài tép tỏi mỗi sáng để hạ áp.

Lưu ý:

Buổi sáng chỉ nên ăn tối đa 1 tép tỏi không nên ăn nhiều hơn. Có thể ăn tỏi kèm trong bữa sáng để tránh hại dạ dày.

Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), một người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1g.

Những người không nên ăn tỏi

Bệnh nhân dạ dày, tiêu chảy, bị dị ứng với tỏi, phụ nữ mang thai, huyết áp thấp, mắc bệnh về mắt… thì không nên ăn tỏi sống.

Tỏi là một thực phẩm gây cay nóng, có tác dụng phòng ngừa bệnh tật. Nhưng đối với người đang bị bệnh nặng thì không nên ăn dù đã nấu chín vì có thể xảy ra tác dụng phụ. Ngoài ra, các thành phần trong tỏi còn có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, khiến bệnh ngày càng nặng thêm.

Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.

Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.

Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,… không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.