Tủ lạnh rất có ích trong việc bảo quản thực phẩm tuy nhiên không phải loại rau củ quả nào cũng có thể bảo quản được trong tủ lạnh.
Chuối
Đây là loại quả cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, thay vì lưu trữ trong tủ lạnh. Vì chúng là một loại trái cây nhiệt đới nên phù hợp với khí hậu ấm hơn môi trường do tủ lạnh cung cấp.
Khi để trong tủ lạnh với nhiệt độ 5 độ C, chuối dễ bị thâm đen, hư thối, biến chất, phát tán mùi và giảm các thành phần dinh dưỡng. Nếu vẫn muốn cho chuối vào tủ lạnh, hãy để chúng chín và nên bọc phần cuống để quả chuối được tươi lâu hơn.
Cà chua
Cho cà chua vào tủ lạnh sẽ làm mất hương vị và giá trị dinh dưỡng, do kết cấu bên trong cà chua bị thay đổi. Cà chua sẽ chín đều và giữ được hương vị thơm ngon hơn khi bạn chế biến chúng ở nhiệt độ phòng.
Bơ cần được làm chín sau khi mua về, vì vậy bạn cần bảo quản bơ ở nhiệt độ phòng. Khi cho bơ vào tủ lạnh để bảo quản là bạn đã vô tình làm cho thịt bơ bị sượng, chín không đều, mất đi độ béo bùi của bơ. Nếu muốn bảo quản trong tủ lạnh, trước tiên bạn hãy cho bơ vào túi giấy để bơ chín mềm đều thì mới cất bơ vào tủ lạnh nhé.
Dưa hấu
Dưa hấu giàu các thành phần carotenoid như lycopene và beta carotene, là những chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng chống ung thư, ngăn ngừa tổn thương da do ánh nắng mặt trời. Nhưng những chất này có thể giảm đến 50% khi ở nhiệt độ thấp.
Dưa hấu còn nguyên quả có thể giữ được 14-21 ngày ở 12 độ C. Nhiệt độ trong tủ lạnh (khoảng 5 độ C) có thể làm dưa hấu bị úng chỉ sau một tuần.
Nếu dưa hấu đã được cắt thì nên bảo quản trong tủ lạnh để tránh tiếp xúc với vi khuẩn từ môi trường. Tuy nhiên, chỉ để trong tủ lạnh 1-2 ngày và cần bọc giấy bóng. Nhiệt độ lạnh sẽ làm mất đi hương vị ban đầu của dưa.
Vải
Tương tự như chuối, vải là loại quả thích hợp với xứ nhiệt đới, kỵ lạnh. Nếu để trong tủ lạnh, vỏ quả sẽ thâm đen, mất đi chất dinh dưỡng.
Khoai tây
Bảo quản khoai tây trong tủ lạnh sẽ làm chuyển hóa tinh bột trong khoai tây thành đường, khiến khoai tây có vị ngọt và đổi màu sau khi nấu chín. Ngoài ra khoai tây để trong tủ lạnh thường bị nhão, sần sùi và mất chất dinh dưỡng có trong tinh bột. Đồng thời, bạn không nên rửa khoai trước khi lưu trữ bởi độ ẩm sẽ làm chúng nhanh hỏng hơn. Vì vậy, khoai tây nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoát mát.
Tóm lại, để bảo quản các loại trái cây đúng cách, tươi lâu và không mất đi hương vị vốn có, bạn phải nắm được đặc tính của từng loại hoa quả. Với những loại quả như dưa hấu, cà chua, chuối… nếu cho chúng vào tủ lạnh, nhiệt độ không thích hợp sẽ làm chúng bị mất đi hương vị cũng như chất dinh dưỡng cần thiết.
Tỏi
Tỏi là loại thực phẩm không chịu được nhiệt độ lạnh. Dù bạn có để tỏi ở ngăn mát đi chăng nữa, nó cũng nhanh bị mốc và hỏng hơn để ở ngoài.
Bạn khó phát hiện vấn đề này khi chỉ nhìn ở bên ngoài, do đó khả năng ăn phải tỏi mốc là rất cao.
Tỏi nói riêng và các loại gia vị nói chung như ớt, gừng, hành tím…. đều nên cất ở nơi thoáng mát, tránh tủ lạnh.
Cà tím
Cà tím là loại quả rất “nhạy cảm”. Nếu quá lạnh nó sẽ bị nhũn và mất tất cả các chất bổ dưỡng còn gặp điều kiện không khí quá ấm sẽ bị khô.
Dưa chuột
Dưa chuột trở nên mềm và xốp, không còn ngon nếu để ở nhiệt độ thấp. Những người trồng biết rằng dưa chuột rất ưa sự ấm áp, kể cả khi bảo quản.
Lưu ý khi bảo quản thực phẩm
Nhiều người thích rửa rau củ quả trước khi cho vào tủ lạnh, vừa vệ sinh vừa tiện lợi hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, rau quả sau khi rửa sẽ bị ẩm, cộng với môi trường lạnh và ẩm trong tủ lạnh rất có lợi cho nấm mốc phát triển, ngoài ra, bề mặt của rau quả có lớp màng bảo vệ chống vi khuẩn riêng. Sau khi rửa khiến vi khuẩn xâm nhập và đẩy nhanh quá trình hư hỏng.
Trái cây và rau củ có thể để chung với nhau không?
Nhiều người biết rằng thịt và rau nên được tách biệt, nhưng không nghĩ rằng rau và trái cây cũng nên được tách biệt. Một số loại trái cây (như táo, chuối, lê, …) sau khi chín sẽ thải ra một loại khí ethylene, chất này sẽ thúc đẩy quá trình rụng lá và chín của trái cây, do đó làm rau nhanh hỏng. Vì vậy, các loại trái cây tiết ra ethylene được khuyến cáo nên đậy kín và bảo quản riêng với rau.
Để nguội thực phẩm mới để vào tủ lạnh?
Theo nhiều người, thực phẩm cần phải đợi nguội rồi mới cho vào tủ lạnh, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hệ thống lạnh và làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh. Nhưng như bạn không biết rằng, quá trình làm lạnh là cơ hội rất tốt để vi khuẩn sinh sôi, nhất là vào mùa hè nắng nóng thì nó sẽ tăng lên theo cấp số nhân.
Trên thực tế, cho thực phẩm nóng vào tủ lạnh sẽ không làm ảnh hưởng đến tủ lạnh. Cũng cần lưu ý rằng thức ăn cho vào tủ lạnh nên ăn càng sớm càng tốt, thức ăn lấy ra khỏi tủ lạnh nên được hâm nóng hoàn toàn trước khi ăn.
Đặt thực phẩm ở bất kỳ đâu trong tủ lạnh, không cần để ý đến vị trí?
Nhiều người dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh mà không có quy tắc nào cả. Nhưng trên thực tế, vị trí bảo quản rất quan trọng, ở các khu vực khác nhau trong tủ lạnh có sự chênh lệch nhiệt độ và những thứ thích hợp để bảo quản cũng khác nhau:
– Khu vực bảo quản lạnh: Nhiệt độ khoảng 0-4 ℃, thích hợp để bảo quản thức ăn thừa, rau củ quả …;
– Khu vực làm lạnh nhiệt độ không đổi: là lớp ngăn kéo, nhiệt độ 0℃, thích hợp để bảo quản trứng, thịt sắp ăn hoặc rã đông;
– Cửa tủ lạnh: Do đóng mở thường xuyên nên nhiệt độ tương đối cao, khoảng 6°C, thích hợp để đựng đồ uống, các sản phẩm từ sữa, nước sốt,… trong bao bì kín.
Đồng thời nhắc nhở mọi người rằng nhiệt độ của ngăn mát tủ lạnh thường được để dưới 5℃, và ngăn đá nên để nhiệt độ ở khoảng -18℃.