Chỉ bằng phương pháp đơn giản này, nữ bác sĩ người Nhật đã giảm nhanh 15kg mà vẫn khỏe mạnh.

Nữ bác sĩ người Nhật Bản Kazuko Hibino sau khi thử nhiều biện pháp giảm cân nhưng không thành công, cô đã chuyển sang phương pháp điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột, và giảm thành công 15kg ở tuổi 42. 4 năm sau cân nặng vẫn không tăng trở lại.

Chế độ ăn Keto từng khiến nữ bác sĩ suýt đột quỵ

Nữ bác sĩ cho biết, cô từng khổ sở vì bệnh béo phì từ khi còn nhỏ, ở tuổi 36 khi đi du học ở Mỹ cô đã tăng 17kg. Cô đã thử 39 loại phương pháp giảm cân trong đó có phương pháp ketogenic. Cô đã rất hạnh phúc khi giảm được 14kg, nhưng các triệu chứng của một cơn đột quỵ nhỏ lại xuất hiện.

Kazuko Hibino chỉ ra rằng, chế độ ăn ketogenic là chế độ thiên về chất béo. Tức là sẽ giúp tiêu hao nhiều mỡ trong cơ thể, lượng đường trong máu được hạn chế ở trạng thái thấp nhất nhưng lại gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và gây rối loạn thần kinh tự chủ.

3

Điều này cũng có hại cho sức khỏe của cô ấy. Nó là nguyên nhân chính dẫn đến cơn đột quỵ nhỏ. Ngoài ra, lượng estrogen mất đi nhiều cũng sẽ khiến bạn già đi trông thấy. Vì vậy, phụ nữ chưa bước vào thời kỳ mãn kinh không thích hợp với phương pháp giảm cân này.

Kazuko Hibino cũng thừa nhận rằng cô thường xuyên “mất trí” sau khi giảm cân. Dù có hiểu biết về y học, cô cũng thử những biện pháp “vô lý” gây hại cho cơ thể như giảm cân bằng một loại thực phẩm, đổ mồ hôi bằng màng bọc thực phẩm…

Cuối cùng thì cân nặng vẫn tăng trở lại. Cô đã vật lộn với cân nặng trong gần 40 năm. Cuối cùng, cô vẫn quyết định quay lại lý thuyết và điều chỉnh lại vóc dáng bằng cách ổn định nội tiết tố, kiểm soát vi khuẩn đường ruột.

Kazuko Hibino cho biết, trong thời gian giảm cân, ngoài việc duy trì tốt hệ thần kinh tự chủ, ổn định nội tiết thông qua 5 bữa ăn mỗi ngày và 15 phút tập các bài tập giãn cơ, cô còn giảm bớt gia vị. Đặc biệt, cô ăn sữa chua nóng trước khi đi ngủ để điều chỉnh loại và tỷ lệ vi khuẩn đường ruột.

Sữa chua nóng – “liều thuốc giảm cân” tốt và có lợi cho sức khỏe

Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Washington, ngoài vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu, trong đường ruột còn có vi khuẩn cơ hội. Vi khuẩn cơ hội sẽ nghiêng về phía vi khuẩn xấu nhiều hơn. Đặc biệt nhất trong số đó phải kể đến 2 loại vi khuẩn là Firmicutes (thường được gọi là vi khuẩn béo) và Bacteroidetes (thường được gọi là vi khuẩn tạo nạc).

Loại vi khuẩn đầu sẽ khiến ruột phân hủy và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng không cần thiết hơn. Do đó sẽ gây béo phì. Loại vi khuẩn thứ hai sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của các axit béo tự do vào các tế bào mỡ. Thay vào đó, nó được gửi đến các tế bào cơ để tiêu thụ cơ bắp, có thể tránh được bệnh béo phì.

1

Bác sĩ Kazuko Hibino cũng khuyến cáo mọi người nên ăn sữa chua nóng khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ. Đó là do lúc này chức năng đường ruột đã bắt đầu suy giảm, vi khuẩn tạo nạc có thể chia sẻ khối lượng công việc của ruột và tránh tắc nghẽn đường ruột sau khi chìm vào giấc ngủ. Đồng thời nó giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn vào buổi sáng.

Cách làm sữa chua nóng: Cho 100g sữa chua vào hộp chịu nhiệt, không có nắp đậy hoặc không bọc nhựa, làm nóng trực tiếp trong lò vi sóng trong 40 giây.