Các cụ nói: “Năng nhặt, chặt bị” quả không sai. Tiêu ít đi, tiết kiệm nhiều hơn ấy là cách để chị em tiết kiệm tiền để sớm có cuộc sống sung túc về sau.

Theo dõi chia tiêu

Bước đầu tiên bạn cần làm để để bắt đầu tiết kiệm tiền là tính xem bạn đang có chi tiêu quá đà hay không. Hãy theo dõi mọi khoản chi của bạn, từ các hóa đơn cho đến cốc cà phê mỗi sáng, bó hoa thỉnh thoảng mua ven đường… Bạn có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ hoặc đơn giản là một chiếc bút và tờ giấy để theo dõi chi tiêu của mình.

Sau khi đã có dữ liệu, hãy sắp xếp các con số theo danh mục và đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ khoản chi nào. Sau đó, cuối tháng, bạn hãy tổng kết xem mình đã chi tiêu bao nhiêu tiền, có thể giảm bớt khoản chi nào.

1

Đưa ra mục tiêu tiết kiệm mỗi tháng

Bây giờ bạn đã biết những gì mình chi tiêu trong một tháng. Đã đến lúc để bắt đầu tạo ngân sách. Ngân sách của bạn nên thể hiện các khoản chi tiêu sao cho phù hợp với thu nhập, làm mọi thứ có kế hoạch và hạn chế bội chi. Bạn cần đảm bảo mình đã tính đến các khoản chi không xuất hiện mỗi tháng nhưng cần có như bảo dưỡng xe hơi. Đừng quên đưa danh mục tiết kiệm vào ngân sách của bạn và cố gắng đưa ra con số tiết kiệm ban đầu mà bạn cảm thấy thoải mái. Sau đó, lên kế hoạch dần để tăng con số tiết kiệm lên 15-20% thu nhập của bạn.

Tìm cách cắt giảm chi tiêu

Nếu bạn không thể tiết kiệm nhiều như mong muốn, có thể đã đến lúc bạn cần cắt giảm chi phí. Xác định những thứ không thực sự cần thiết mà bạn có thể chi tiêu ít hơn như giải trí và ăn uống; tìm cách tiết kiệm các chi phí cố định hàng tháng của bạn như bảo hiểm xe hơi, gói cước truyền hình cáp, điện thoại di động.

3

Bạn có thể cắt giảm các chi phí khác để tiết kiệm hiệu quả như: 

– Tìm kiếm các hoạt động miễn phí: Sự thật là không phải mất tiền mới có thể giải trí. Chỉ cần bỏ chút thời gian ra tìm hiểu, bạn có thể sẽ biết rất nhiều hoạt động ở địa phương hoàn toàn miễn phí hoặc chi phí thấp.

– Xem lại các khoản phí định kỳ: Hủy các đăng ký và tư cách thành viên mà bạn không sử dụng (đặc biệt với những khoản tự động gia hạn) như thẻ phòng tập…

– Tự nấu ăn và lên kế hoạch cho những bữa ăn ngoài: Tự nấu ăn là cách chắc chắn giúp bạn tiết kiệm hiệu quả cũng như kiểm soát tốt hơn những gì nạp vào cơ thể mình.

– Chờ trước khi mua: Khi bị cám dỗ mua một thứ gì đó, hãy đặt ra cho mình thời gian chờ là vài ngày. Trong khoảng thời gian đó, bạn có thể nhận ra mình hoàn toàn không cần đến sản phẩm và bỏ qua một cách dễ dàng. Trong trường hợp bạn vẫn thấy đó là thứ cần mua, bạn có thể lên kế hoạch tiết kiệm hoặc tìm kiếm các nhà cung cấp có giá tốt hơn. 

Xác định các ưu tiên tài chính

Sau chi phí và thu nhập, mục tiêu của bạn có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến cách bạn phân bổ tiền tiết kiệm của mình. Ví dụ: Nếu bạn biết mình sẽ cần thay ô tô trong tương lai gần, bạn sẽ có động lực hơn để tiết kiệm tiền. Đừng quên lập kế hoạch cho các mục tiêu dài hạn thay vì trì hoãn. Bằng cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu tiết kiệm, bạn có thể biết rõ hơn cách phân bổ tiền tiết kiệm.

2

Tiết kiệm tự động

Tiết kiệm tự động ở đây chính là trả tiền cho bản thân trước. Thay vì tiết kiệm những đồng tiền còn sót lại sau chi tiêu, hãy tiết kiệm trước và chi tiêu những gì còn lại. Giờ đây, hầu như các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ chuyển khoản tự động vào tài khoản tiết kiệm. Hãy đặt ra một tỷ lệ phù hợp với bản thân và gửi tiết kiệm ngay khi có thu nhập phát sinh. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế được việc nhớ nhớ quên quên cũng như phải nghĩ xem mình sẽ tiêu thế nào. Thay đổi nhỏ này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền hiệu quả. 

Ngắm các khoản tiền tiết kiệm mỗi ngày

Hãy xem lại ngân sách của bạn và kiểm tra tiến độ thực hiện mỗi tháng. Điều này không chỉ giúp bạn bám sát kế hoạch tiết kiệm cá nhân mà còn xác định vấn đề khi mới phát sinh và nhanh chóng khắc phục. Khi thấy được thành quả của mình lớn dần lên mỗi ngày, bạn cũng sẽ có động lực hơn để tìm ra nhiều cách tiết kiệm hơn, nhanh chóng về đích.