Ai cũng mong muốn nhận được sự khẳng định và khen ngợi, dù là người lớn hay trẻ nhỏ khi được khen, tán dương, tâm trạng đều sẽ rất vui. Thế nhưng, với trẻ nhỏ cha mẹ cần dành những lời khen đúng mực để vừa khích lệ vừa tránh con có tính kiêu ngạo ngay từ nhỏ.

Khen ngợi quá trình chứ không phải kết quả

Cha mẹ không nên quá chú trọng đến kết quả bởi trẻ em không ngừng lớn lên, kết quả là tạm thời và liên tục thay đổi.

Ví dụ, nếu một đứa trẻ đạt điểm rất cao trong một bài kiểm tra nào đó, nếu cha mẹ chỉ khen ngợi kết quả: “Con đã làm rất tốt trong bài kiểm tra đó, con thật tuyệt vời”.

Thông điệp mà đứa trẻ nhận được là “Tôi đã làm tốt trong bài kiểm tra, vì vậy tôi rất giỏi”. Một khi bài kiểm tra tiếp theo không tốt, trẻ sẽ nghĩ rằng mình không giỏi. Ngược lại, nếu cha mẹ có thể quan tâm hơn đến quá trình này, họ sẽ mang đến cho con mình những cảm giác hoàn toàn khác.

Empty

Ví dụ: “Mẹ thấy gần đây con học rất nghiêm túc, ngày nào con cũng hoàn thành bài tập về nhà rất tốt, bài kiểm tra của con được điểm cao hoàn toàn xứng đáng”.

Trẻ sẽ biết rằng quá trình nỗ lực của chúng đáng được ghi nhận và sẽ có động lực hơn để tiếp tục quá trình đó, không phủ nhận bản thân vì những kết quả không tốt.

Khen ngợi con vì những nỗ lực

Nhiều trẻ em dễ bị mệt mỏi chán nản mỗi khi chuyển cấp. Một trong lý do là cha mẹ không bao giờ khen ngợi nỗ lực của trẻ.

Trên thực tế, những đứa trẻ được khen ngợi về sự chăm chỉ thích làm những việc khó. Bất kể kết quả như thế nào, đừng quên ghi nhận những nỗ lực của con: “Mặc dù không đứng đầu lớp, nhưng mẹ thấy gần đây con rất chăm chỉ, cố gắng phát huy nhé”.

Khen ngợi mô tả

Một số phụ huynh cảm thấy vốn từ vựng còn hạn chế, không biết khen con như thế nào. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể sử dụng lời khen mang tính mô tả.

Trong cuốn sách How to Talk, Children Will Learn, khi mô tả những gì trẻ đã làm, trẻ sẽ tự tìm ra những điều chúng cho là đúng và tin tưởng vào bản thân.

Ví dụ: Vào buổi tối, khi trẻ chuẩn bị đồ dùng học tập cho ngày hôm sau, bạn trực tiếp khen trẻ rằng “con đã sắp xếp tốt” và trẻ thường cho rằng câu này là sai sự thật.

Khen ngợi mô tả được chia thành hai phần: thứ nhất, người lớn mô tả những gì trẻ đã làm (Mẹ biết ngày mai con đã sẵn sàng đi học, con đã làm bài tập về nhà, soạn sách vở). Thứ hai, sau khi nghe người lớn mô tả, trẻ tự khen mình (Con biết phải làm gì và con đã sẵn sàng).

Ngược lại là những lời khen ngợi mang tính đánh giá, còn được gọi là “con thật tuyệt vời”, “con thật thông minh”.

Trẻ càng lớn, kiểu khen ngợi này càng trở nên chán ghét, bởi vì trong thâm tâm chúng biết rằng “Con không thông minh hay tuyệt vời như vậy”. Đôi khi con cái thậm chí cố tình làm những điều xấu chỉ để chứng minh rằng cha mẹ chúng sai.

Empty

Khen ngợi thái độ

Chẳng hạn: “Thái độ làm việc của con rất tốt”.

Một số trẻ rất nóng vội và thiếu kiên nhẫn khi thực hiện một số việc cha mẹ giao. Đây là lúc cha mẹ cần nhắc nhở và khen ngợi thái độ của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ nhận thức và làm việc nghiêm túc hơn.

Khen ngợi sự sáng tạo

Chẳng hạn: “Cách làm của con rất thú vị”.

Nhận thức được khả năng sáng tạo của bản thân có tác động rất lớn đối với trẻ. Lời khen của cha mẹ sẽ là động lực giúp trẻ duy trì sự sáng tạo, từ đó bộc lộ thêm những năng lực tiềm ẩn.

Khen ngợi chi tiết nhỏ

Chẳng hạn: “Con có tiến bộ đấy”. Cha mẹ cần chú ý một số chi tiết nhỏ trong hành trình phát triển của trẻ. Khi cha mẹ dùng những việc nhỏ để khen con, trẻ sẽ cảm nhận sự quan tâm của cha mẹ.

Khen ngợi sự lựa chọn

Chẳng hạn: “Con có lựa chọn đúng đắn khiến bố mẹ cảm thấy rất vui”.

Khen ngợi con biết lựa chọn là cách hướng trẻ phát triển trong tương lai. Bởi sau này khi trẻ khôn lớn, trẻ sẽ đối mặt nhiều vấn đề và cần đưa ra lựa chọn đúng đắn, phù hợp.