Sự xuất hiện của những âm thanh này trong nhà là điềm báo may mắn đối với gia đình. Đó là những tiếng ồn nào?

Thứ nhất, tiếng “cười nói” của con trẻ trong nhà

Tiếng ồn này mang lại niềm vui và hy vọng cho gia đình. Có một câu hát nổi tiếng như sau: “Thời gian trôi đi đâu mất rồi? Vẫn chưa tận hưởng trọn vẹn tuổi trẻ mà đã già đi rồi, sinh con nuôi con vất vả cả một đời, trong đầu não đều là tiếng con khóc, con cười”.

Khi cha mẹ già đi, con cái đã trưởng thành, cha mẹ càng già đi, họ đã trở thành ông bà.

Rất nhiều người già đang loay hoay với câu hỏi: “Liệu có cần trông coi cháu không?”. Suy cho cùng, sức khỏe là có giới hạn, kiến thức cũng có phần lạc hậu. Về phương diện chăm sóc và giáo dục cháu, thì quả thực là ‘lực bất tòng tâm’. Nhưng con cái đều bận việc, ông bà không giúp một tay, thì cũng không đành lòng. Tuy nhiên, đối với một số người cao tuổi, “bận rộn” bên con cháu, cũng chính là niềm vui, niềm an ủi của tuổi già”.

Từ xưa đến nay, lời chúc tốt đẹp nhất dành cho nhũng người cao tuổi, chính là: “Chúc ông/bà sống lâu trăm tuổi, con cháu đầy đàn”. Ý nghĩa rằng, con cháu là phúc đức, là món quà quý từ Trời cao, cũng là nguồn hy vọng của gia tộc.

Nếu một gia đình lâu ngày không có tiếng cười nói của con trẻ, người cao tuổi trong gia đình sẽ luôn cảm thấy thiếu vắng một thứ gì đó. Âm thanh ‘ầm ĩ’ từ tiếng cười, tiếng nói, thực chất là nguồn vui, là sự kỳ vọng vào tương lai, tiếp nối huyết thống cũng như gửi gắm vào một tương lai tươi sáng.

Thứ hai, tiếng ‘càm ràm’ của người vợ

Vợ chồng sống với nhau hòa thuận thì sẽ không thường xuyên xảy ra cãi vả. Tuy nhiên, trong cuộc sống hôn nhân sẽ không tránh khỏi những lúc vợ chồng bất hòa ý kiến.

Thông thường, khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, người đàn ông rất nhanh có thể im lặng, người vợ đôi khi lại không thể ngừng ‘càm ràm, phàn nàn’.

Người xưa có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, cũng như một câu nói mà một nhà tư vấn tình yêu từng chia sẻ: “Những lời khó nghe, chỉ những người yêu và thật lòng muốn tốt cho bạn nói ra. Đó là những lời thật lòng. Hãy coi chừng trước những lời đường mật ngoài kia, đó có thể là ‘cạm bẫy’ của bạn”.

Khi về già, cảm xúc hiếm có nhất là được nắm tay vợ. Nếu bạn hiểu nó một cách thấu đáo và biết cách trân quý những lời lẽ “càm ràm” của người vợ, thì những lời ‘càm ràm’ đó sẽ trở nên đáng yêu, mềm mại hơn bao giờ hết.

nha-co-tieng-on

Đôi khi, người vợ ‘càm ràm’ với chồng một chút, điều đó không nhất định là không tốt. ‘Càm ràm’ của người vợ thể hiện sự quan tâm và nâng niu tình cảm gia đình, khát vọng xây dựng nên một mái ấm hạnh phúc. Thực chất, đó chính là tình yêu đích thực. Ngược lại, nếu một người phụ nữ luôn thờ ơ, lạnh nhạt với chính gia đình của mình, cô ấy sẽ không thèm muốn nói một lời. Đôi khi, sự im lặng đến lạnh lùng với nhau còn đáng sợ hơn cả sự tan vỡ.

Đàn ông à, hãy trân trọng những người vợ biết cách ‘càm ràm’.

Tiếng va chạm của nồi chén, đây là hương vị của gia đình

Bản giao hưởng của nồi niêu xoong chảo, tấu lên những đắng cay ngọt bùi của cuộc sống. Đây là hương vị của gia đình, dù đi đến nơi nào đều khiến cho lòng người cảm động.

Vợ chồng nhà văn nổi tiếng Trung Quốc là Tiền Chung Thư và Dương Giáng từng có thời gian du học ở Anh. Hai vợ chồng thuê nhà của người khác để ở. Chủ nhà phục vụ 4 bữa một ngày: Bữa sáng, bữa trưa, bữa trà chiều và bữa tối.

Mỗi ngày đều có cơm sẵn để ăn. Hai người lúc đầu thấy rất vui vẻ, nhưng càng về sau thấy càng tệ. Bao tử người Hoa ăn không quen với những “hương vị ngoại” đó. Một hai ngày thì còn được, thời gian lâu thì bắt đầu ăn không đủ no.

nha-co-tieng-on0

Bà Dương Giáng thấy như vậy là không ổn, vì vậy mới tạm biệt chủ nhà và thuê một nơi khác có thể nấu ăn. Với căn bếp của riêng mình, Tiền Chung Thư liền nói muốn ăn thịt kho. Không có dao thớt, hai người mượn một cái kéo lớn. Họ loay hoay một hồi lâu mới cắt ra được mấy miếng thịt nhìn tạm được. Vặn lửa thật to, đảo đều tay, cuối cùng họ đã tìm lại được hương vị quê nhà.