Bạn có biết rằng, ban đêm là khoảng thời gian dùng điện thoại cực kỳ nguy hiểm? Câu chuyện thương tâm về cô gái trẻ dưới đây sẽ là lời cảnh báo đối với mọi người.
Điện thoại là vật bất ly thân với tất cả chúng ta. Từ khi bạn mở mắt vào buổi sáng cho đến khi bạn chìm vào giấc ngủ vào buổi tối, điện thoại luôn là thứ ở bên cạnh bạn không rời, đồng thời nó cũng phải làm việc hết công suất. Nhưng liệu bạn có biết rằng, ban đêm là khoảng thời gian dùng điện thoại cực kỳ nguy hiểm?
Câu chuyện thương tâm về cô gái trẻ dưới đây sẽ là lời cảnh báo đối với mọi người.
Người phụ nữ qua đời sau khi dùng điện thoại ban đêm
Cô Đổng sống tại Chiết Giang (Trung Quốc). Cô đã có 2 đứa con. Theo lời kể của mẹ chồng cô thì vào buổi sáng khi bà định gọi con dâu dậy ăn sáng, không thấy con thưa nên đã vào phòng xem.
Kết quả, bà thấy con dâu nằm nghiêng trên giường ngủ, bất động, trong tay còn cầm chiếc điện thoại di động. Màn hình điện thoại của cô Đổng vẫn sáng và đang ở một trang mua sắm, còn cơ thể cô Đổng thì đã lạnh ngắt.
Được biết, người mẹ hai con này thường phải chăm sóc lũ trẻ từ sáng đến tối, ít có thời gian nghỉ ngơi. Buổi đêm, khi các con đã ngủ say mới là thời gian riêng tư, thoải mái nhất. Cô thường lên mạng xem phim, mua quần áo,… cho đến 3, 4 giờ sáng. Vì vậy cô rất ít có một giấc ngủ đủ.
Nhờ những thông tin mẹ chồng cô cung cấp, cộng thêm kết quả khám nghiệm tử thi, bác sĩ đã xác định nguyên nhân cái chết của cô là mệt mỏi quá mức, cộng thêm việc dùng do dùng điện thoại di động vào ban đêm, thiếu ngủ trầm trọng, cuối cùng dẫn đến ngừng tim đột ngột.
Chồng cô còn cho biết: Trước khi qua đời, sức khỏe của vợ anh vẫn ổn định. Thậm chí, cô Đổng còn dẫn con nhỏ ra chợ mua thức ăn nữa.
Đây không phải là trường hợp duy nhất đột tử chỉ vì dùng điện thoại qua đêm. Trước đó, một giáo viên 35 tuổi đột nhiên bị ngừng tim đột ngột trong lớp học và tử vong. Theo thông tin, ông là một người chơi thể thao, nhưng thường thức khuya để nghiên cứu khoa học. Ông thường làm việc trên máy tính và điện thoại.
6 tác hại khi dùng điện thoại sau 11 giờ đêm
1. Ảnh hưởng đến thời lượng ngủ
Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại di động ảnh hưởng đến việc sản xuất melatonin. Melatonin là một trong những hormone giúp ngủ ngon hơn và điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ tốt hơn. Chính vì vậy, việc thức khuya để sử dụng điện thoại sẽ khiến bạn thiếu ngủ, ngủ không ngon. Ngoài ra, mải dùng điện thoại có thể dẫn đến việc đi ngủ muộn hơn, từ đó làm giảm tổng thời gian ngủ của bạn.
2. Hỏng võng mạc
Ánh sáng xanh do điện thoại di động phát ra có bước sóng ngắn, chúng liên tục nhấp nháy làm ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí có thể làm hỏng võng mạc. Theo Hiệp hội thoái hóa điểm vàng Hoa Kỳ, ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại gây tổn thương võng mạc, gây ra tình trạng nhìn mờ thoáng qua (đây là hiện tượng mất thị lực ở mắt một cách đột ngột và thường trở lại bình thường trong vài giây hoặc vài phút).
3. Tăng nguy cơ trầm cảm
Nhìn chằm chằm vào điện thoại sau 11 giờ đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại di động có thể làm rối loạn kích thích tố và tình trạng giấc ngủ của bạn, từ đó tăng nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, tình trạng thiếu ngủ do dùng điện thoại quá nhiều cũng có thể gây ra cảm giác suy nhược về cảm xúc và tinh thần.
4. Nguy cơ ung thư cao hơn
Hiệp hội Y tế Thế giới tuyên bố rằng điện thoại di động có thể gây ung thư cho con người vì chúng phát ra bức xạ điện từ. Tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh và chịu ảnh hưởng liên quan đến chu kỳ giấc ngủ đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư não.
5. Ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn
Trái ngược với tên gọi của nó là điện thoại ‘thông minh’, việc tiếp xúc quá nhiều với những thiết bị này có thể ảnh hưởng đến não của bạn. Việc sử dụng điện thoại vào ban đêm và giấc ngủ bị gián đoạn khiến não của bạn không thể sửa chữa các kết nối đã bị hỏng vào ban ngày – một trong những lý do chính khiến bạn bị suy giảm trí nhớ.
6. Bức xạ ảnh hưởng đến não
Mặc dù thông tin điện thoại di động gây ra hiệu ứng bức xạ ảnh hưởng đến não vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng việc tránh tiếp xúc với nó khi có thể để ngăn ngừa nguy cơ này là một việc làm khôn ngoan.