Thay vì treo tranh tổ tiên trong phòng khách, gia chủ nên đặt những vật phẩm cầu tài lộc để hút may mắn về cho gia đình.

Vì sao không treo tranh tổ tiên ở phòng khách?

Người xưa rất chú ý đến vấn đề ăn ăn mặc, nhà cửa và phương tiện đi lại. Họ đã nghiên cứu và đúc kết ra một số nguyên tắc xác định vị trí của ngôi nhà, cách bài trí các đồ vật bên trong sao cho phù hợp, mang lại lợi ích cho người sử dụng.

Trong mắt người xưa, đại sảnh và cổng không chỉ là nơi tụ gió mà còn là mặt tiền của một ngôi nhà.

Trong bố cục căn nhà cổ, sảnh chiếm diện tích lớn, diện tích các phòng chỉ ở mức vừa phải và nằm ở phía sau. Phòng sẽ đặt ở nơi yên tĩnh còn đại sảnh là khu vực hoạt động ồn ào.

Người xưa thường kiêng treo tranh tổ tiên ở phòng khách, phòng chính với lý do rất đơn giản. Phòng khách là nơi ồn ào trong khi đó người xưa cho rằng tổ tiên đã qua đời thì cần được yên tĩnh. Vì vậy, treo tranh tổ tiên ở phòng khách dễ làm kinh động đến người quá cố, không mang lại may mắn cho gia đình.

vat-pham-phong-thuy-dat-trong-phong-khach-04

Ngoài ra, phòng khách là nơi thu hút vượng khí. Người xưa cho rằng ở đây có nguồn dương khí mạnh nên không phù hợp với chân dung của tổ tiên vốn mang nhiều âm khí. Hai khi này không thể ở quá gần nhau.

Phòng khách cũng là nơi đón tiếp khách quý. Nếu treo ảnh tổ tiên thì khách đến nhà không được tự nhiên, phải kiêng kỵ nhiều thứ, không có lợi trong việc giao lưu.

Người xưa thường treo tranh phong cảnh, thư pháp ở đại sảnh, phòng khách để hợp phong thủy. Khách ghé thăm cũng có thể chiêm ngưỡng, bình luận.

Để cầu tài lộc và may mắn cho gia đình, người xưa thường đặt một số vật phẩm phong thủy dưới đây ở phòng khách

Tượng Phật Di Lặc

vat-pham-phong-thuy-dat-trong-phong-khach-01

Phật Di Lặc đại diện cho sự vui tiên, hạnh phúc viên mãn. Vị Phật này được miêu tả là có cơ thể khỏe mạnh, mập mạp, mặc áo hở bụng căng tròn, đi chân đất, trên tay cầm một cây gậy, mang theo túi vải để đựng thức ăn được cho sau đó phát lại cho những người khác. Phật Di Lặc được miêu tả là có cách nói năng vô dịnh, thích ngủ ở đâu thì ngủ.

Tượng Phật Di Lặc có thể đặt ở phòng khách hoặc đối diện cửa chính, hướng thẳng ra ngoài, nằm phía trên bàn thờ Thần Tài để cầu cho gia đình hòa thuận, an lạc. Nên đặt tượng trên kệ cao 1m.

Cóc Thiềm Thừ

vat-pham-phong-thuy-dat-trong-phong-khach-03

Cóc Thiềm Thừ (cóc ba chân) là vật phẩm phong thủy cầu tài vô cùng quen thuộc với mọi người. Đây là biểu tượng của tiền tài. Người buôn bán, làm ăn kinh doanh thường đặt một con cóc Thiềm Thừ trong nhà, cửa hàng hoặc văn phòng để cầu tài vận suôn sẻ, may mắn.

Cóc Thiềm Thừ có thể đặt ở dưới gầm bàn, gầm ghế hoặc trong tủ. Chú ý quay mặt cóc vào phía trong để mang tài lộc vào nhà.

Tượng Phúc – Lộc – Thọ

vat-pham-phong-thuy-dat-trong-phong-khach-02

Bộ ba ông Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) tượng trưng cho ba hạnh phúc lớn của đời người.

Ông Phúc (người đứng bên trái, tay bế đứa trẻ) đại diện cho hạnh phúc có chức tước, con cháu đề huề.

Ông Lộc (đứng giữa, đội mũ cánh chuồn, tay cầm thỏi vàng) tượng trưng cho ước mơ tài lộc.

Ông Thọ (đứng bên phải, đầu lồi trán rộng) thể hiện ước mơ sức khỏe dồi dào, sống trường thọ.

Tượng Tam Đa có thể đặt ở phòng khác hoặc phòng làm việc để mang may mắn đến cho gia chủ. Tượng phải đặt ở vị trí cao, trên một cái bàn hoặc kệ, lưng dựa vào một bức tường chắc chắn.

Lưu ý, không để tượng Tam Đa đối diện cửa chính vì người ta cho rằng như vậy thần tiên sẽ đi ra khỏi nhà, không ở lại phù hộ cho gia đình.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.