Thời điểm và thời gian cho trẻ ăn phô mai, sữa chua, váng sữa… không phải mẹ nào cũng nắm rõ.

Đối với trẻ sơ sinh, trước 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất đầy đủ và tuyệt vời nhất. Do đó dù sữa chua, phô mai và vàng sữa đều rất giàu dinh dưỡng nhưng mẹ tuyệt đối không cho bé ăn trước 6 tháng, bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thể tiêu hóa và hấp thụ được những thực phẩm này.

Từ sau 6 tháng tuổi bé cần được bổ sung thêm dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm khác để đáp ứng được nhu cầu phát triển của cơ thể. Từ thời điểm này, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn sữa chua, phô mai và váng sữa.

Sữa chua

Sữa chua luôn là món ăn ngon bổ dưỡng tốt cho đường tiêu hoá, cung cấp đầy đủ canxi cho sự phát triển của xương khớp không chỉ ở người lớn mà còn cả trẻ nhỏ. Sữa chua chứa acid lactic và giữ lại canxi giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Tuy nhiên, món ăn nào cũng vậy, bố mẹ nên tìm hiểu công dụng và liều lượng trước khi cho bé ăn.

Ăn sữa chua vào thời điểm nào là tốt nhất?

– Sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ: lợi khuẩn phát triển tốt hơn. Vì lúc này dịch vị dạ dày đã bị loãng, độ PH trong dạ dày sẽ là môi trường thích hợp cho lợi khuẩn phát triển tối đa nên tốt hơn cho sức khỏe rất nhiều.

– Buổi xế chiều: chống bức xạ và giảm căng thẳng. Hàm lượng vitamin B cao trong sữa chua sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại những tổn hại do bức xạ do các thiết bị điện tử gây ra. Trong thời kì mà xung quanh trẻ toàn là máy tính, điện thoại thông minh… thì tác dụng này của sữa chua thực sự rất cần thiết.

– Buổi tối trước khi ngủ 1-2 tiếng: hấp thụ canxi tốt nhất. Hàm lượng canxi trong sữa chua tương đương với sữa thường. Đặc biệt nhờ hàm lượng acid lactic cao và khả năng giữ canxi hiệu quả nên sữa chua thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Trong khi đó, thời điểm từ nửa đêm đến rạng sáng, các nhân tố ảnh hưởng tới việc hấp thụ canxi tương đối ít nên rất có lợi cho việc hấp thụ canxi cho cơ thể. Do đó, trước khi ngủ 1-2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất cho cơ thể hấp thụ canxi tối đa góp phần giúp xương chắc khỏe và tăng chiều cao hơn hẳn.

Váng sữa

vangsua

Váng sữa là loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ và cả người lớn, vì vậy váng sữa được rất nhiều bậc cha mẹ tin dùng. Thành phần trong váng sữa chủ yếu là các loại chất béo với hàm lượng rất cao, bổ sung thêm nhiều năng lượng.

Trẻ bao nhiêu tuổi mới được ăn váng sữa?

Số lượng váng sữa cho trẻ ăn mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, cân nặng và loại váng sữa sử dụng. Số lượng váng sữa nên bổ sung có thể như sau:

– Từ 6 – 12 tháng tuổi: có thể cho trẻ ăn váng sữa với số lượng 1 hộp mỗi ngày.

– Trên 1 tuổi có thể cho trẻ ăn váng sữa từ 1 đến 2 hộp mỗi ngày, tùy vào khả năng dung nạp của từng trẻ.

Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý là váng sữa có hàm lượng chất béo cao, do đó cần hạn chế cho trẻ ăn váng sữa quá mức vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

Những nhóm trẻ cha mẹ không nên cho sử dụng váng sữa, đó là: Trẻ dưới 6 tháng tuổi; Trẻ đang bị thừa cân, béo phì; Trẻ đang mắc bệnh tiêu chảy; Trẻ có tiền sử dị ứng đạm sữa bò.

Cho trẻ ăn váng sữa khi nào trong ngày

Thời điểm dùng váng sữa thích hợp sẽ hỗ trợ trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất, đồng thời hạn chế được các tác dụng không mong muốn. Do đó, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây về thời điểm cho trẻ ăn váng sữa:

– Không cho trẻ ăn váng sữa trước các bữa ăn chính. Điều này có thể làm con no bụng và từ bỏ bữa ăn chính.

– Thời điểm trẻ ăn váng sữa tốt nhất là các bữa ăn phụ buổi sáng và buổi chiều (khoảng 9 giờ sáng và 15 giờ chiều). Một số trường hợp bé dễ bị nôn trớ do quá no bụng, cha mẹ có thể cho trẻ ăn váng sữa sau bữa chính từ 1 đến 2 giờ.

– Không nên cho trẻ ăn váng sữa buổi tối hay trước thời điểm đi ngủ vì điều này có khả năng gây đầy bụng, từ đó dẫn đến khó ngủ.

Thời điểm cho trẻ ăn phô mai

Độ tuổi: từ 7.5-8 tháng tuổi là tốt nhất

Cách chọn: Loại bình thường, không nên chọn loại có màu mốc xanh/nâu cho trẻ dưới 3 tuổi.

Lượng ăn: 30-40 gram/ngày

Buổi ăn: Tốt nhất là buổi trưa

Bên cạnh đó mẹ cần lưu ý:

– Không nên cho trẻ ăn quá nhiều 3 loại thực phẩm này, đặc biệt là váng sữa và phô mai vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao.

– Không nên làm nóng sữa chua cho bé ăn, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết.