Sự thật là rất nhiều người đang trong thời gian chữa trị đã lo lắng đến việc phục hồi sức khỏe hậu Covid-19. Liệu có cần khám hậu Covid-19 để xem có mắc di chứng gì không? Nếu đi khám thì nên khám ở đâu?
Những đối tượng cần khám hậu COVID-19
Nhìn chung, triệu chứng hậu COVID-19 chủ yếu vẫn là các triệu chứng về hô hấp. Nhưng không có nghĩa tất cả những người mắc đều phải đi khám hậu COVID-19. Điều này rất lãng phí. Chỉ những người nào có triệu chứng thì mới đi khám.
Trong thực tế, có 3 nhóm thấy xuất hiện triệu chứng hậu Covid-19. Cụ thể như sau:
Nhóm thứ nhất:
Sau khi âm tính, nhiều người quá lo lắng cho sức khỏe, sợ hãi không dám ăn uống. Nhiều người thấy mình gặp các vấn đề về tiêu hóa, tim mạch, hô hấp, xương khớp… nhưng sau khi tiến hành các xét nghiệm thì lại không có kết quả.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quá stress. Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì đầu tiên phải giảm stress đã thì mới giảm được các triệu chứng trên.
Vậy giảm stress bằng cách nào? Đó chính là từ chối những thông tin tiêu cực về Covid-19, hạn chế xem đọc các thông tin về dịch bệnh. Thay vào đó nên tìm đọc những thông tin tích cực, thảo luận với bác sĩ để giữ tinh thần lạc quan. Ngoài ra, bạn cần tạo cho mình một lối sống lành mạnh như ăn ngủ đúng giờ, điều độ, chú ý duy trì giấc ngủ sâu ngủ đủ, ăn nhiều trái cây, rau củ quả tươi, uống nhiều nước và tập thể dục thể thao thường xuyên…
– Nhóm thứ hai:
Người âm tính với virus gây bệnh Covid-19 xuất hiện hội chứng hậu Covid-19 kéo dài 1-3 tháng với tình trạng rụng tóc nhiều, xuống cân… Nhưng không cần quá lo lắng. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể huy động tất cả năng lượng để chống lại vi khuẩn, tạo hệ thống miễn dịch khi vi khuẩn tấn công lần 2. Hãy kiên nhẫn vì cơ thể cần nhiều thời gian để hồi phục, hình thành hệ miễn dịch vào tạo kháng thể.
– Nhóm thứ ba:
Người âm tính virus gây bệnh Covid-19 xuất hiện các triệu chứng tức ngực, ho, khó thở, mệt mỏi, không đi đứng nổi, mất sức, không tập trung suy nghĩ… mà không phải do stress. Các nhà nghiên cứu nhận định là do phản ứng miễn dịch sau khi khỏi Covid-19, còn lại phản ứng viêm thì từ từ sẽ hết.
Ngoài ra, người đã khỏi Covid-19 có thể xuất hiện các tình trạng bệnh lý ở tim mạch, thận, tiểu đường… nhưng điều này thực sự rất hiếm.
Tập phục hồi chức năng hô hấp
Phó giáo sư Hoàng Thị Phượng cho biết, việc tập phục hồi chức năng hô hấp cần thực hiện sớm cho người bệnh sau khi mắc COVID-19, giúp cải thiện khả năng dung nạp với gắng sức của người bệnh, tình trạng thở nhanh hậu COVID-19 và tình trạng sức cơ và cơ học hô hấp.
Các bài tập phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế gồm:
Tập thở chúm môi: Hít vào thật sâu, từ từ bằng mũi. Chúm môi và từ từ thở ra cho tới khi hết khả năng.
Tập thở cơ hoành: Hít vào từ từ bằng mũi, đồng thời bụng phình lên. Thở ra chúm môi, đồng thời bụng hóp lại.
– Kỹ thuật tập ho có kiểm soát:
+ Người bệnh thở chúm môi khoảng 5-10 phút, giúp đẩy đờm từ phế quản nhỏ ra các phế quản vừa.
+ Tròn miệng hà hơi 5 đến 10 lần,tốc độ tăng dần giúp đẩy đờm từ phế quản vừa ra khí quản.
+ Ho: Hít vào thật sâu, nín nở và ho liên tiếp 2 lần, 1 lần nhẹ, lần 2 nhanh mạnh để đẩy đờm ra ngoài.
– Kỹ thuật thở chu kỳ chủ động: Thở có kiểm soát, căng giãn lồng ngực, hà hơi.
– Tập thở với các dụng cụ hỗ trợ: Bóng, Spiroball.
– Tập giãn cơ.
– Tập tăng sức mạnh sức bền với các dụng cụ tập tạ, bóng chày, băng chun, leo cầu thang, tập cơ đùi, tập cơ căng chân.
Theo các bác sỹ, người bệnh nên theo dõi sức khỏe trong 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 cho đến khi đã khỏi bệnh để hạn chế những nguy cơ hậu COVID-19 có thể gây ra./.