Nước cam được biết đến cung cấp vitamin C và tăng sức đề kháng, bù nước, điện giải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết uống nước cam đúng cách.
Theo các chuyên gia, bên trong quả cam có các thành phần vi chất dinh dưỡng như canxi, phospho, sắt, kẽm, vitamin C, folat, vitamin A, vitamin E, beta carotene… vì là loại trái cây mọng nước nên được dùng vắt lấy nước uống.
Tuy nhiên, cam chỉ thực sự tốt khi được dùng đúng cách và đúng liều lượng.
Cụ thể:
* Về thời điểm dùng cam tốt nhất:
Qua tìm hiểu thì em biết được là thời điểm dùng cam tốt nhất sẽ là sau 1 đến 2 giờ sau khi ăn bữa sáng và bữa trưa, tốt nhất là vừa vắt xong uống ngay. Bởi vì để lâu cam sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C giúp chống oxy hóa, tăng đề kháng quan trọng.
* Về liều lượng được khuyên dùng:
Theo khuyến cáo, mỗi người lớn chỉ nên uống khoảng 200ml cam mỗi ngày, còn trẻ con chỉ nên dùng 100ml cam mỗi ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 200ml nước cam nguyên chất chứa khoảng 60mg vitamin C, tương đương 100% vitamin C nhu cầu của cơ thể mỗi ngày. Do đó nếu uống quá nhiều cam sẽ gây dư thừa lượng vitamin C không cần thiết cho cơ thể.
Đối với những người bị sốt, nước cam là lựa chọn hàng đầu vì giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây sốt, đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, điều hòa thân nhiệt, kích thích tiêu hóa, cung cấp nước và chất điện giải.
Thời điểm không nên uống nước cam:
– Uống lúc bụng đang đói có thể gây cồn cào, đau dạ dày.
– Uống ngay sau khi ăn no có thể gây khó tiêu, đầy bụng và làm ức chế quá trình tiêu hóa của thức ăn trước đó.
– Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể gây tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tăng nguy cơ mắc sỏi tiết niệu.
– Uống nước cam cùng với sữa sẽ gây ra phản ứng với axit tartaric và vitamin C có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, làm chướng bụng, đau bụng và tiêu chảy.
Những người không nên uống nước cam:
Người vừa phẫu thuật
Trong cam chứa một lượng axit citric tương đối cao và tồn tại dưới dạng muối natri citrat. Chất này thường dùng để chống đông máu vì khi chất này vào cơ thể sẽ tạo phức hợp với ion Ca ++ làm cản trở quá trình thrombin (một loại enzyme) và prothrombin (một loại protein được sản xuất bởi gan) đây là những yếu tố quan trọng đóng vai trò trong quá trình đông máu.
Do đó, đối với những người sau phẫu thuật về đường tiêu hoá như dạ dày, ruột… khi các vết mổ chưa hồi phục thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ và thận trọng trong việc ăn cam để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Người đang uống thuốc
Đối với những người đang uống thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh thì không nên uống nước cam.
Trong cam chứa phần lớn là axit một chất tương tự như naringin, chất này làm bất hoạt 2 men vận chuyển CYP3A4 và OATP1A2 dẫn tới cơ thể khó hấp thu đầy đủ và có thể làm phá vỡ cấu trúc hóa học của thuốc.
Khi đó thuốc kháng sinh sẽ không còn tác dụng kháng khuẩn, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài.
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Đối với những người đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn hoặc uống nước cam.
Nguyên nhân là do cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh thận
Trong cam rất giàu vitamin C, do đó, việc ăn quá nhiều cam có thể sẽ dẫn đến tiêu thụ quá nhiều vitamin C và tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận.
Vì thế, nếu không may nhiễm bệnh, việc cần làm trước tiên của chúng ta là hãy liên hệ với y tế phường để được hướng dẫn theo dõi và nhập viện trong trường hợp trở nặng.