F0 khỏi bệnh, nhiều người vẫn mệt mỏi kéo dài, ho khan dai dẳng, có người lại mất ngủ, cá biệt có người bị mất luôn ‘kì dâu’.
Nhiều người lo lắng vì rối loạn kinh nguyệt, thậm chí “mất” luôn “kì dâu”
Theo một số nghiên cứu nhất định, các triệu chứng ở giai đoạn đầu khi mắc COVID-19 ở cả đàn ông và phụ nữ hầu như tương tự nhau. Tuy nhiên, nữ giới phải đối mặt với những di chứng hậu COVID-19 nghiêm trọng hơn và cũng mất nhiều thời gian hơn để hồi phục so với nam giới.
Trong khi phụ nữ có nhiều khả năng phải đối mặt với các vấn đề về giấc ngủ, lo lắng, kinh nguyệt thất thường, nhiễm nấm và rụng tóc, thì nam giới thường bị khó thở hậu COVID-19.
Đặc biệt tình trạng rối loạn kinh nguyệt và mất kinh xảy ra khiến nhiều phụ nữ “hốt hoảng”.
Chị Nguyễn Bình H (34 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) kể: Chị thành F0 từ tháng 12/2021. Thế nhưng đến giờ chị vẫn chưa có ‘dâu’ trở lại. Thậm chí, chị H còn thử thai thường xuyên do sợ mình mang bầu. Ấy vậy mà bầu đâu chẳng thấy, ‘dâu’ cũng tậm tịt mãi chưa có dấu hiệu quay trở lại.
Hay như chị Nguyễn Thị Y (30 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng kể lại rằng chị bị cô vít từ Tết. Nhưng sau khi khỏi thì chu kỳ mãi không thấy đến gì cả.
Không riêng gì hai trường hợp trên mà rất nhiều cựu F0 than phiền về việc chu kỳ bị ảnh hưởng, người thì mất còn có người thì bị rối loạn.
Chẳng hạn như chị Nguyễn Mai D. (41 tuổi, Hà Nội). Chị bảo, sau đợt điều trị cô vít tại Bệnh viện dã chiến thì đến nay chu kỳ của chị kéo dài cả tháng. Thấy bất thường nên chị cũng đi bệnh viện siêu âm nhưng bác sĩ không phát hiện gì cả. Tuy vậy tình trạng rong kéo dài khiến chị D mệt mỏi, stress và bất tiện vô cùng.
Cũng gặp tình trạng tương tự là chị Hoài. Chị cho biết mình bị cô vít và tới 4 tháng sau đó mới có trở lại. Chưa kịp vui vì sau bao ngày chia xa ‘dâu’ cũng đã về. Thế nhưng chu kỳ lần này kéo dài tới 2 tuần, hết được 1 tuần rồi lại đến chu kỳ mới. Tình trạng này kéo dài suốt nửa năm nay nhưng chu kỳ vẫn chưa thể về bình thường như trước được.
Chuyên gia nói gì?
Theo BS. Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng) cho hay: Bản thân anh qua các cuộc trò chuyện với F0 đến khám sau khi tiêm vắc xin cô vít và hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà thì thấy có không ít người gặp triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật. Trong khi đó, trước giờ họ không hề có các triệu chứng này.
Đầu tiên là cảm giác bồn chồn, lo lắng, dễ xúc động và khó ngủ. Tiếp đó là triệu chứng do thiếu máu lên não như nặng đầu, váng đầu, đi lại bồng bềnh, không tự tin và đặc biệt giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém. Tiếp nữa là tình trạng mỏi mệt, mất sức, tay chân yếu khi làm việc, vận động. Đặc biệt, chị em phụ nữ thì rơi vào tình trạng trễ chu kỳ, rối loạn. Việc này có thể khiến chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường, thậm chí là mất ‘dâu’ luôn trong mấy tháng.
Còn BS. Phan Chí Thành (Chánh văn phòng Trung tâm chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho hay: Tình trạng rối loạn chu kỳ như mất hoặc rong gặp rất nhiều ở chị em phụ nữ sau khi khỏi cô vít.
BS. Thành nhận định: Chu kỳ ảnh hưởng rất nhiều đến chủng nội tiết của chị em. Khi mắc cô vít, nó ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân của người đó.
Bên cạnh đó, nội tiết tố quy định chu kỳ của phụ nữ là tổng thể từ não tới mạch máu và buồng trứng. Trong khi nếu nhiễm cô vít, tâm lý của chị em bị ảnh hưởng, nhiều chị em bị stress, trầm cảm. Từ đó khiến chu kỳ trứng không rụng được nên dẫn tới trễ, mất và rong.
Khi bị rối loạn chu kỳ, mất ‘dâu’ sau khi khỏi bệnh cần làm gì để khắc phục?
BS. Thành chia sẻ, nếu bị trễ sau khi mắc cô vít thì việc chị em cần làm đầu tiên là thử thai để xác định mình có thai hay không. Bởi, có không ít người bị lỡ kế hoạch trong mùa cô vy.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng này kéo dài thì nên đi tới gặp bác sĩ sản khoa để được khám, tư vấn và điều chỉnh lại chu kỳ càng sớm càng tốt.
Một điều mà chị em cần hết sức lưu tâm là muốn chu kỳ trở lại bình thường sớm thì nên giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.
Đặc biệt, chị em nên dành thời gian để vận động. Bởi, khi vận động thể dục thể thao thì sẽ đốt thêm năng lượng, tăng cường trao đổi chất giúp ăn ngủ tốt hơn, đẩy nhanh quá trình phục hồi. Đồng thời, việc này cũng sẽ giúp tinh thần của chị em thoải mái hơn nên chu kỳ sẽ về sớm hơn.
Ngoài ra, chị em nên ăn những thực phẩm sau để điều hòa kinh nguyệt
Ngải cứu
Trong Đông y đây được xem là cây “thần dược” giúp chị em điều hòa kinh nguyệt vô cùng hiệu quả. Ngải cứu có vị đắng, tính cay ẩm có khả năng chữa được nhiều bệnh như ổn định khí huyết, đau bụngg kinh,…
Cách làm: sử dụng 10g ngải cứu khô rửa sạch, đem đi sắc với 200ml nước. Đun đến khi còn 100ml thì tắt bếp , bỏ ra lấy nước uống 2 lần/ngày. Chú ý với người rối loạn kinh nguyệt lâu dài thì cần tăng số lượng ngải cứu gấp đôi và uống 4 lần/ngày.
Thực hiện ngay ngày đầu của kỳ kinh bạn sẽ thấy kinh nguyệt đều đặn hơn, máu kinh đỏ hơn và đỡ mệt mỏi hơn.
Tinh bột nghệ
Ngoài việc sử dụng tinh bột nghệ với công dụng làm đẹp thì nó còn là thực phẩm có khả năng cân bằng nội tiết hoàn hảo, giúp lưu thông máu trong tử cung. Đặc biệt, trong ngày hành kinh dùng nghệ còn hạn chế tình trạng đau bụng, và rối loạn.
Cách làm: pha khoảng 2 – 3 thìa tinh bột nghệ với sữa tươi uống mỗi ngày.
Quế
Với tính ẩm, nóng trong Đông y quế được sử dụng rất nhiều trong bài thuốc chữa tình trạng rối loạn kinh nguyệt của nữ giới. Nó có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu và điều tiết chu kỳ kinh khá hiệu quả.
Cách làm: pha quế với nước nóng để uống mỗi khi lên cơn đau bụng hành kinh. Hoặc chế biến quế với các món ăn khác nhau.
Đu đủ xanh
Đây được xem là thực phẩm hàng đầu cho người bị rối loạn kinh nguyệt. Bởi trong đu đủ xanh chứa chất papain – chất gây co thắt tử cung và điều tiết lượng máu lưu thông đến tử cung tốt hơn.
Nước ép rau mùi
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rau mùi là một chất kích thích tự nhiên, rất tốt cho việc giảm đau bụng kinh và điều chỉnh chu kỳ “đèn đỏ” theo đúng quỹ đạo.
Cách làm: lấy rau mùi đem rửa sạch rồi cho máy ép lấy nước. Mỗi ngày uống khoảng 75ml nước ép.