Từ Hy Thái Hậu (Trung Quốc) trẻ đẹp nhờ nồi lẩu hoa cúc đặc biệt. Và giờ ở Việt Nam món lẩu hoa cúc, bún hoa cúc đang cuốn hút thực khách.

Lẩu hoa cúc

Thời nhà Thanh có Từ Hy Thái hậu nổi tiếng thận trọng ăn uống, sống xa hoa và chăm dưỡng nhan để giữ gìn nhan sắc xinh đẹp. Trong số các bí kíp làm đẹp có món lẩu hoa cúc đặc biệt giải độc, dưỡng da thanh mát trẻ khỏe.

Mùa đông các cung nữ thường hái hoa cúc tươi rắc các cánh hoa vào nồi lẩu sôi để bà thưởng thức với công dụng giúp người ăn trẻ mãi không già. Các ngự ẩm triều Thanh cũng giữ thân nhiệt cho mọi người bằng hái hoa cúc tươi rắc cánh hoa vào nồi lẩu sôi sùng sục.

Empty

Theo Lương y Quốc gia Nguyễn Anh Đào (nguyên bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội), hoa cúc là thảo dược có nhiều tác dụng, y học cổ truyền dùng như phương thuốc truyền thống, vì có tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, chữa và phòng nhiều bệnh.

Hoa cúc giúp cơ thể khỏe mạnh, thanh lọc chất độc ra khỏi cơ thể, bổ khí huyết, chống lão hóa, giải nhiệt, giảm huyết áp, hạ nhiệt, thanh lọc cơ thể, an thần, khắc phục bệnh tiểu đường, tăng tuổi thọ….

Ở Việt Nam ngày nay món lẩu rất được ưa chuộng vào mùa đông vì mọi người được sum vầy, ấm áp bên nhau.

Nước làm lẩu hoa cúc được hầm từ xương lợn, gà. Thực phẩm ăn kèm là các loại thịt gà, cá thái lát…

Hoa cúc được rửa sạch, để ráo. Khi nước lẩu sôi thì cho vào. Nước lẩu hoa cúc đã ngọt nước hầm, thơm hương hoa cúc.

Cách làm lẩu hoa cúc

Trước đây, sau khi thái lát cá, người ta sẽ lấy phần xương và đầu cá mang đi hầm nước dùng. Sau đó thêm hoa cúc và kỉ tử vào để nước lẩu có vị hấp dẫn và tốt cho sức khoẻ hơn. Còn hiện nay, nước dùng của lẩu hoa cúc được làm từ xương gà hoặc xương heo hầm kĩ giống như các loại lẩu thông thường. Xương sau khi mua về sẽ được mang đi sơ chế và thêm gừng, hành để nước lẩu thơm hơn.

Còn với hoa cúc, sau khi được rửa sạch và để ráo nước thì sẽ được mang đi ngâm với nước cốt chanh cho bớt độ hăng nồng khi nhúng lẩu. Khi ăn bạn sẽ tách các cánh hoa ra và thả vào nồi lẩu. Tuy nhiên mỗi lần nhúng lẩu, bạn không nên cho quá nhiều hoa cúc để tránh làm nồi lẩu bị hăng và khó ăn.

Lẩu hoa cúc có vị ngọt thanh, thơm dịu nên phù hợp với các nguyên liệu như cá thái lát, thịt gà, nấm đông cô, đậu phụ… tất cả những nguyên liệu tươi ngon này hoà quyện với nhau tạo thành món lẩu hoa cúc vô cùng bổ dưỡng. Những cánh hoa cúc chín tái có vị dai dai và mùi thơm dịu kết hợp cùng các món rau thanh đạm hay thịt ngọt thơm hấp dẫn.

Empty

Một số tỉnh miền Tây nước ta cũng có món lẩu hoa cúc giống với lẩu hoa cúc truyền thống Trung Quốc. Tuy nhiên nguyên liệu ăn kèm ở đây thường gồm có mề gà, bao tử cá… và các loại rau như rau dền, rau cải, giá…

Hoa cúc cho quá nhiều vào món ăn có thể nồng mùi, cho vào món ăn rất dễ nhận biết. Các đầu bếp giảm bớt độ hăng nồng của hoa bằng cách tách rời cánh hoa, rửa sạch, ngâm với nước pha cốt chanh trước khi cho vào món ăn để khử mùi hăng, cho vào món ăn chỉ còn thơm nhẹ.