Nhiều người biết đến trái lựu nhưng phần lớn nghĩ rằng chúng chỉ là loại hoa quả thông thường, mà quên đi các giá trị làm đẹp của chúng.

Những tác dụng của lựu với làn da

Ngăn chặn tác hại của ánh nắng mặt trời

Da dẻ mùa này cần được nâng niu và chăm sóc nhiều hơn. Tinh chất có trong lựu sẽ giúp da khỏe mạnh, hạn chế được tác động từ ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, dưỡng chất trong lựu sẽ giúp làn da chống lại tác động của các gốc tự do.

pomegranate_image_hrws

“Detox” cho da

Chất chống oxy hóa có trong lựu hoạt động như một chất giải độc tuyệt vời giúp loại bỏ độc tố khỏi da. Nhờ đó, chúng mang lại cho bạn làn da căng mọng và đàn hồi tốt. 

Trị mụn

Mùa hè lượng mồ hôi nhiều có thể khiến các chất bẩn đọng trên da nhiều dễ nổi mụn. Lựu có tác dụng làm dịu da, các chất chống oxy hóa trong lựu giúp chống lại mụn trứng cá và chúng cũng giúp loại bỏ dầu thừa trên da.

Giảm nếp nhăn và chống lão hóa

Lượng bioflavonoid có trong lựu giúp bảo vệ da, chỉ số SPF trong lựu được nghiên cứu lên đến 8 có khả năng chống nắng, bảo vệ da. Hàm lượng vitamin E có trong lựu thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen giúp da đều màu, trắng sáng hơn. 

cach-chon-mua-qua-luu-ngon-do-chac-tay-va-mong-nuoc-cuc-don-avt-1200x676

Loại quả này từ xa xưa đã được người dân khắp vùng Địa Trung Hải và Trung Đông sử dụng để tăng sức đề kháng và nuôi dưỡng làn da căng trẻ, khỏe mạnh. Thường thì bạn có thể ăn không cần qua chế biến, tuy nhiên muốn có món nước uống vừa thanh nhiệt, vừa có thể làm đẹp da, bạn nên làm siro lựu. Sirô lựu thường được làm từ lựu, nước cốt chanh và đường. Ngoài ra, chất bảo quản được thêm vào để kéo dài thời gian sử dụng. 

Sirô lựu có thể pha nước để uống, trộn salad, ăn kèm bít tết sẽ khiến vị giác của bạn thay đổi hoàn toàn. 

Cách làm xi rô lựu

Nguyên liệu:

– Nước ép lựu: 1 lít hoặc 6 quả lựu tươi

– Mật ong (hoặc siro cây phong)

– Nước cốt nửa quả chanh

– Muối biển: một nhúm nhỏ

Cách thực hiện

– Bổ đôi và tách hạt. Loại bỏ phần vỏ dày và vỏ lụa. Bạn có thể dùng máy ép để lấy nước cốt nguyên chất. Nếu không có máy ép, bạn có thể dùng máy xay sinh tố. Cho các mẻ hạt lựu vào xay mịn. Sau đó dùng rây lọc lấy nước cốt.

– Đun sôi nước ép lựu trong một cái nồi hoặc chảo. Khi sôi, giảm lửa nhỏ và khuấy thường xuyên để không bị bén nồi. Quá trình này có thể mất đến 30 phút nhưng lưu ý để lửa thật hỏ. Nếu để lửa to, nước cốt cũng sẽ sánh lại nhanh nhưng thường đi kèm mùi khét.

– Sau khi đạt được độ sánh mong muốn thì tắt bếp. Cho nước cốt chanh và mật ong (hoặc siro cây phong nếu muốn) và muối biển vào. Khuấy đều thật kỹ để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau hoàn toàn.

– Sau khi siro nguội, đổ vào lọ hoặc chai thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Siro lựu bảo quản trong tủ lạnh được đến 6 tháng. Khi pha nước uống, bạn có thể sáng tạo thêm nước cam, nước hoa hồng, chiết xuất vani, quế,… để tạo ra thức uống tuyệt vời.