Phật dạy luật nhân quả là chuẩn xác và nghiêm khắc vô tình, không thể có sai lầm hay sơ suất. Cũng không thể vì thời gian lâu dài trôi qua mà mất đi hiệu lực.

Có một câu nói rất sâu sắc: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Bồ Tát trong câu nói này ý chỉ những người sống có tu dưỡng, đức hạnh. Những người có tu dưỡng thì lúc nào họ cũng biết rõ sự đáng sợ của quả báo, nơm nớp lo sợ, e rằng bản thân mình sẽ rơi vào vũng bùn nhân quả ác tính mà luôn thận trọng từ lời nói cho đến những việc làm.

Chúng sinh thông thường vô minh, chẳng ý thức được và cũng không thận trọng đối với việc tạo nhân. Cho nên mới vô tình làm những điều xấu mà gặp phải quả báo, đến lúc hối hận thì cũng đã muộn mất rồi.

duc-phat-da-day-con-nhu-the-nao-3-1638

Nhiều người chế giễu người khác, nhưng cuối cùng bản thân mình mới là người gặp họa. Điều đó phù hợp với sự công bằng của luật nhân quả, có nhân ắt có quả, gieo nhân nào thì gặt quả ấy.

Tại sao lại như vậy? Đó là quy luật của vũ trụ, là luật nhân quả công bằng. A tạo nhân, A phải nhận quả. Kết quả của riêng A thì chính A phải chịu, bất cứ ai cũng không thể gánh nghiệp thay thế được.

phat-day-lam-nguoi-dung-bao-gio-pham-phai-5-ac-nghiep-nay

Phật dạy luật nhân quả là chuẩn xác và nghiêm khắc vô tình, không thể có sai lầm hay sơ xuất. Cũng không thể vì thời gian lâu dài trôi qua mà mất đi hiệu lực.

Đời người trăm ngàn kiếp đều tạo nghiệp nhưng không chết thì khi nhân duyên đến, sẽ phải tự mình nếm trải quả báo mà thôi. Con người làm gì sẽ gặp phải những điều giống như họ đã làm. Làm người đừng tạo nghiệp mà ảnh hưởng đến phúc báo của bản thân mình.