Trẻ nhỏ chưa phân biệt được giữa có tiền và không có tiền nhưng sẽ có lúc chúng hỏi “Nhà mình có giàu không”. Khi đó, câu trả lời của cha mẹ có thể quyết định cả tương lai của con.
Câu trả lời 1: Nhà mình không giàu nên phải tiết kiệm tiền, không tiêu tiền vô ích
Rất nhiều bà mẹ trả lời con mình như vậy bởi mong muốn của họ là trẻ không ỷ lại, không tiêu xài hoang phí. Nếu trẻ nghĩ rằng gia đình mình đầy đủ thì sẽ dựa dẫm.
Đứa trẻ nghe được câu trả lời này có thể sẽ tin và thực sự nghĩ gia đình mình nghèo, cuộc sống khó khăn. Trẻ có thể trở nên tiêu cực, bị ràng buộc trong những khó khăn và lo lắng.
Dần dần chúng không dám đòi hỏi vì sợ cha mẹ tốn kém, sợ làm gánh nặng của cha mẹ. Khi chơi cùng những đứa trẻ khác, chúng có thể cảm thấy tự ti, không dám kết bạn hay đưa ra ý kiến.
Câu trả lời 2: Nhà mình không thiếu tiền, con thích gì mẹ sẽ mua cho con
Có nhiều gia đình tuy không quá giàu nhưng vì không muốn con mặc cảm nên họ luôn cư xử như người giàu có. Vì vậy mà khi con hỏi “nhà mình có giàu không” họ sẽ tự hào mà nói rằng gia đình mình dư dả, có thể thỏa mãn mọi điều kiện của con.
Câu trả lời này có thể khiến trẻ không hiểu đúng giá trị vật chất. Trẻ sẽ có suy nghĩ mình có thể tiêu bao nhiêu tùy thích, đòi hỏi mua bất cứ thứ gì mình muốn. Lâu dần, trẻ không quan tâm đến việc tiết kiệm cũng xem nhẹ giá trị của đồng tiền.
Dần dần chúng sẽ tự phụ, cho rằng tiền bạc có thể giải quyết mọi vấn đề. Lớn lên nếu có làm ra tiền thì cũng không biết cách trân trọng vật chất.
Câu trả lời 3: Nhà mình tuy không giàu nhưng bố mẹ đang làm việc chăm chỉ để con có cuộc sống tốt hơn
Câu trả lời này giúp trẻ hiểu đúng giá trị vật chất. Trước hết, hãy giải thích trung thực về mức sống của gia đình. Đồng thời thể hiện dù tiền bạc không dồi dào nhưng cha mẹ sẽ cố gắng hết sức để tạo điều kiện tốt hơn cho con cái, đó là biểu hiện của tình yêu thương.
Con cái qua đó sẽ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ từ tận đáy lòng. Chúng cũng nhận ra rằng tiền bạc trong gia đình không dễ kiếm được, chỉ có sự phấn đấu không ngừng mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn, và con sẽ trân trọng những gì mình nhận được trong cuộc sống.
Nếu cha mẹ có thể dạy con những giá trị đúng đắn ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ này thường sẽ phát triển một phẩm chất tích cực, lành mạnh và yêu đời.
Ngoài ra, cha mẹ có thể dạy trẻ về giá trị của tiền bạc thông qua các cách như:
– Dạy trẻ chơi trò bán hàng
– Cho trẻ đến ngân hàng.
– Cho con theo dõi hóa đơn.
– Mua sắm tại chợ thay vì siêu thị.
– Dạy con cách dùng phiếu giảm giá.
– Cho trẻ tình nguyện và quyên góp.
– Khuyến khích con kiếm một ít tiền.
– Cho trẻ tham gia một lớp học.
– Đặt mục tiêu tiết kiệm cho gia đình.