Hiện nay, đã ghi nhận những trường hợp F0 tái nhiễm 3-4 lần. Theo dự báo của các chuyên gia, khi dịch vẫn tiếp tục kéo dài, nguy cơ tái nhiễm sẽ càng cao.

Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã làm ảnh hưởng tới nguy cơ nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới. Hiện nay, các báo cáo về tình trạng tái nhiễm Covid-19 đang tăng lên. Tái nhiễm Covid-19 không chỉ được ghi nhận ở người lớn mà cả trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải.

Nguy cơ tái nhiễm đối với các F0 phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Tái nhiễm là tình trạng nhiễm Covid-19 từ lần thứ 2 trở đi, bất kể là người đó nhiễm biến thể nào.

Cơ quan An toàn Sức khỏe của Anh (UKHSA) sử dụng định nghĩa: Tái nhiễm là trường hợp nhiễm Covid-19 sau ít nhất 90 ngày kể từ lần xác định nhiễm Covid-19 dầu tiên. Định nghĩa này loại bỏ các trường hợp bệnh nhân có tốc độ loại bỏ virus trong cơ thể lâu hơn so với bình thường.

Nguy cơ tái nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các dữ liệu cho thấy, tỷ lệ tái nhiễm cao hơn ở những người chưa tiêm vắc xin và có cả ở những người từng bị nhiễm nhẹ và có đáp ứng miễn dịch thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ tái nhiễm còn phụ thuộc vào biến chủng của virus.

tai-nhiem-covid-19-01

Ông Danny Altmann, Giáo sư miễn dịch học tại Đại học Imperial London, cho biết: “Với sự kết hợp của hai năm xảy ra đại dịch, một vài đợt kháng thể suy yếu, hai làn sóng bùng phát của Delta với khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch và sau đó là Omicron, tình trạng tái nhiễm đã xuất hiện khá rộng”.

Thời gian tiêm chủng và liều vắc xin cũng đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ tái nhiễm.

Theo các nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia London, sau khi đã tính đến hàng loạt các yếu tố liên quan đến biến thể Omicron thì biến thể này có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm từ 4,38 đến 6,63 lần so với biến thể Delta.

Các nhà khoa học cũng nhận định rằng, khả năng bảo vệ sau khi nhiễm Covid-19 trong vòng 6 tháng cũng giảm đi, từ hoảng 85% trước khi có biến thể Omicron giảm xuống chỉ còn từ 0-27%. Điều này xảy ra vì biến thể Omicron được biết đến la có khả năng né tránh miễn dịch ở một mức độ nhất định.

Thời gian có thể tái nhiễm biến thể Omicron là bao lâu?

UKHSA chỉ ra rằng với các mẫu bệnh phẩm mà họ thu thập từ ngày 1/11/2020 cho đến ngày 29/12/2020 thì có 2.855 trường hợp tái nhiễm trong khoảng từ 29 đến 89 ngày sau lần nhiễm đầu tiên. Tuy nhiên, có thể một số trường hợp trong số mẫu này là tiếp tục nhiễm từ lần đầu chứ không phải tái nhiễm.

Theo số liệu mới nhất của UKHSA, từ khi bắt đầu đại dịch đến ngày 9/1, nước Anh đã có 425.890 trường hợp có khả năng tái nhiễm.

Tuy nhiên, rất ít các trường hợp tái nhiễm có thể được xác nhận vì việc này đỏi hỏi phải giải mã trình tự gen. Ngoài ra, việc ít người được tiếp cận với công cụ xét nghiệm trong đợt bùng phát dịch đầu tiên cũng có thể bỏ sót lần mắc bệnh đầu tiên của nhiều người.

Theo UKHSA, rất khó để so sánh khả năng tái nhiễm vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng như khả năng miễn dịch cộng đồng nhưng khả năng né tránh miễn dịch của Omicron đóng vai trò quan trọng trong các ca tái nhiễm.

tai-nhiem-covid-19-02

Hiện nay vẫn chưa rõ các đáp ứng miễn dịch với Omicron có thể bảo vệ cơ thể bao lâu trước lần tái nhiễm Omicron thứ 2 hoặc lần tái nhiễm tiếp theo với các biến thể khác.

Tuy nhiên, ông Paul Hunter, Giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia cho biết: “Tôi cho rằng nguy cơ nhiễm Omicron lần thứ hai sẽ thấp hơn rất nhiều so với nguy cơ nhiễm Omicron sau lần đầu mắc Delta, dựa trên những kháng thể mà cơ thể sản sinh để đối phó với protein gai của Omicron”.

Một người có thể nhiễm Covid-19 bao nhiêu lần?

Nguy cơ tái nhiễm là có thật. Tuy nhiên, một người có thể mắc Covid-19 bao nhiêu lần vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ, phải cần thêm thời gian nghiên cứu.

Hiện nay, có những báo cáo về các trường hợp tái nhiễm Covid-19 lần thứ 3, thứ 4 chỉ trong vòng vài tuần.

UKHSA không tính tái nhiễm thành từng đợt mặc dù họ đã xác định được một làn sóng tái nhiễm lần thứ ba có thể xảy ra.Có một điều có thể nhận thấy là khi đại dịch còn kéo dài thì nguy cơ tái nhiễm sẽ càng tăng cao.