Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, để biết thông tin chi tiết hãy tham khảo bài viết dưới đây:
Giấy tờ mua bán đất viết tay có được làm sổ đỏ không?
Hiện nay người dân đang rất hoang mang và lo lắng về vấn đề việc mua bán đất đai giữa các bên trên thực tế vì đa số hoạt động mua bán đất đai thường chỉ thông qua hình thức mua bán viết tay tức là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ được lập bằng văn bản có chữ ký của hai bên có thể có thêm chữ ký của người làm chứng mà không có công chứng, chứng thực.
Và theo quy định của luật đất đai thì hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực. Nhưng hiện nay, dựa trên thực tế để đảm bảo quyền lợi của hai bên trong trường hợp này thì nhà làm luật đã đặt ra các trường hợp cho phép mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tờ viết tay không công chứng, chứng thực vẫn có giá trị về mặt pháp lý và được cấp sổ đỏ.
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay giữa các bên;
– Một trong số các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (nếu trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ 01/01/2008 đến trước 01/07/2014);
– Nếu đăng ký về quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thì phải có một trong các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất ở, chứng nhận quyền sở hữu các công trình xây dựng không phải là nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, chứng nhận sở hữu cây lâu năm theo quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
– Các chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính; nếu thuộc các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất thì phải có các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện miễn, giảm các nghĩa vụ tài chính về đất và tài sản gắn liền với đất.
Thủ tục cấp lại “sổ đỏ” lần đầu khi mua đất bằng giấy viết tay:
– Người sử dụng đất chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp ” sổ đỏ” lần đầu như đã nêu trên;
– Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ, người có yêu cầu cấp sổ đỏ nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc tại Phòng Tài nguyên và môi trường quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh nơi có thửa đất cần xin cấp sổ đỏ;
– Cơ quan tài nguyên và môi trường tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng đất, tiến hành thẩm định hồ sơ và xác minh thực địa.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ cơ quan tài nguyên và môi trường tiến hành thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật bao gồm: Thông báo nghĩa vụ tài chính cho người yêu cầu thực hiện.
Lập hồ sơ, tờ trình kèm bản dự thảo sổ đỏ trình Ủy ban nhân dân có thẩm quyền tiến hành ký quyết định. Sau khi nhận được sự phê duyệt của người có thẩm quyền, cơ quan tài nguyên và môi trường nhận lại hồ sơ, thực hiện thủ tục bổ sung, cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu về quốc gia để đảm bảo cho quá trình quản lý đất đai.
Sau đó trả kết quả là sổ đỏ cho người có yêu cầu.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tài nguyên và môi trường hướng dẫn người yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu tài liệu hoặc trả lại hồ sơ cho người yêu cầu nếu không đủ điều kiện được cấp sổ đỏ lần đầu.
Thời gian thực hiện quá trình xin cấp sổ đỏ theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP là không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.