Nói ra những điều mà người khác muốn nghe chính là bí quyết giúp bạn gặp những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống.

1. Góp ý một cách tế nhị, không làm người khác mất mặt nơi công cộng

Có một câu nói rằng người mạnh mẽ thật sự nhìn ai cũng thấy thuận mắt. Tại những nơi công cộng, ngay cả khi người khác làm bạn khó chịu, bạn cũng không nên trút tất cả những bực dọc lên người khác. Đôi khi, những câu nói buột miệng của bạn có thể khiến người khác cảm thấy bị mất mặt. Điều này khiến mối quan hệ giữa bạn và họ xấu đi, còn tiềm ẩn những hiểm họa khó lường trong tương lai.

Thường thường, bạn bất bình với một người chỉ bởi vì bạn chưa hiểu hết về những gì mà người đó đã và đang phải trải qua. Khi bạn chưa nhìn thấu trái tim của một người, bạn lấy quyền gì để tùy tiện phán xét về lời ăn tiếng nói và cuộc sống của người đó? Nếu bạn thấy người đó có những hành động và lời nói không đúng, thay vì bêu riếu họ trước bàn dân thiên hạ. Tốt hơn hết, bạn nên lựa lời góp ý với người đó. Lúc đó, họ sẽ dễ dàng tiếp thu ý kiến của bạn hơn.

1b24d1a-1494495751976-1494513315

2. Đừng chỉ khen chung chung, hãy nói đúng, khen trúng

Đừng dùng những câu nói sáo rỗng theo kiểu: “Bạn xinh thật đấy!”, “Bạn tốt bụng quá!”, “Bạn giỏi quá!” hay “Bạn thật lễ phép!”. Thay vì cứ qua loa khen đại người khác những câu kiểu như thế này, nếu bạn có thể tập trung để ý vào những chi tiết đặc biệt của một người để tán dương, bạn sẽ khiến cho người đó ấn tượng và tự nguyện trao cho bạn những tình cảm trìu mến, chân thành.

Ví dụ, khi khen ngợi năng lực của đồng nghiệp, thay vì một câu khen ngợi đơn thuần là họ làm rất tốt, hãy đi sâu vào chi tiết hơn: “Bài trình bày của bạn rất ấn tượng. Nội dung được sắp xếp logic rõ ràng, dễ theo dõi. Chắc hẳn bạn đã bỏ rất nhiều công sức để có thể hoàn thiện được bản đề xuất này. Lần tới cần làm bản đề xuất nào chắc phải nhờ bạn giúp đỡ mình rồi”. Lời khen bạn đưa ra càng cụ thể, càng chi tiết, càng có khả năng giúp cho người được nhận lời khen cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi bạn cần.

1

3. Đừng vội vã chen ngang, hãy lắng nghe người khác nói một cách nghiêm túc

Nhu cầu thể hiện quan điểm cá nhân của của mỗi người là vô cùng mãnh liệt. Trong lúc giao tiếp với người khác, chúng ta bên ngoài thì tỏ ra đang lắng nghe họ nói, nhưng thật ra trong lòng đang nghĩ đến một điều khác khác. Chúng ta chỉ mong họ kết thúc “bài diễn thuyết” của mình thật nhanh để mình được thể hiện ý kiến, quan điểm của bản thân.

Một vài người kìm nén được cái mong muốn này, lắng nghe tiếp xem đối phương nói gì nhưng trớ trêu thay, cuối cùng vì quá tập trung vào việc kìm nén mà họ đã không thể lắng nghe người đối diện một cách nghiêm túc nhất. Một vài người khác thì không đủ bình tĩnh, trong khi đối phương đang trình bày thì kiểu gì cũng phải chen thêm vài ba câu, gắng hết sức để cắt lời đối phương.

du-day

Con người mất 3 năm để học nói nhưng mất cả đời để học im lặng. Đa phần chúng ta lắng nghe quá ít, trong khi đó lại nói quá nhiều. Lắng nghe người khác nói chuyện một cách nghiêm túc, đó là sự tôn trọng tối thiểu, đồng thời cũng là sự rèn luyện đạo đức cơ bản nhất của con người.

4. Thà im lặng, mỉm cười còn hơn nói những lời không nên nói

Chúng ta thà không nói gì chứ không nên phát ngôn bừa bãi. Nếu như bản thân không biết, cách phản ứng khôn ngoan nhất chính là im lặng và mỉm cười. Một nụ cười tự tin có thể giải quyết tất cả những tình huống khó xử mà bạn phải đối mặt trong giao tiếp xã hội.