Nước cam khiến bộ test Covid-19 cho kết quả dương tính: Các học sinh Anh đã phát hiện ra

Tờ Thanh Niên đưa tin, có một số nguyên nhân có thể khiến que test cho kết quả sai lệch, trong đó có nước cam.

Nước cam có thể khiến kết quả test nhanh lên hai vạch, vì sao?

Theo đó, các học sinh ở Anh đã phát hiện ra rằng có thể dùng nước cam để tạo ra kết quả hai vạch với bộ xét nghiệm nhanh.

Hiện tượng này là do tính axit của nước cam khiến bộ xét nghiệm bị hư hại. Bên cạnh nước cam thì nước sốt cà chua và cola cũng gây ra hiệu ứng tương tự.

Một giao viên môn khoa học ở Anh cho biết: Học sinh của người này đã nói về tác dụng của nước cam với bộ xét nghiệm nhanh. ‘Những đứa trẻ đó nói đây là cách tuyệt vời để được nghỉ học 2 tuần’, giáo viên này cho hay.

T.S Andrea Sella (Đại học College London) cho hay: Khám phá này không có gì đáng ngạc nhiên. ‘Nếu có tình đổi giao thức thì tất nhiên bạn sẽ nhận được kết quả sai. Tôi muốn nói rằng đây không phải là dương tính giả. Dương tính giả nghĩa là thu được kết quả nhiễm trong khi tuân thủ quy trình xét nghiệm’, ông nói.

Việc dùng nước cam trên bộ kit test nhanh gây lo ngại vì những người thành F0 cần phải cách ly để không lây cho người khác.

55

Để đảm bảo cho kết quả chính xác, ngoài việc không ăn cam hay uống nước cam, sốt cà chua, cola và rượu bia ngay trước khi test thì bạn còn nên tuân thủ một số điều sau:

+ Bảo quản ở nhiệt độ 2 – 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu để ở nhiệt độ cao hơn thì có thể khiến protein trong các thử nghiệm bị biến tính. Ngoài ra, không được đóng băng sản phẩm để tránh làm hỏng các thành phần bên trong.

+ Không dùng ngay sau khi lấy ra từ tủ lạnh mà cần để ở nhiệt độ phòng 15 – 30 độ C trước khi test khoảng 30 phút.

+ Không mở khay thử ra khỏi túi đựng cho đến khi bạn sẵn sàng bắt đầu thực hiện xét nghiệm. Vì mở sớm mà không dùng có thể dẫn tới hai vạch giả.

+ Test quá sớm hoặc quá muộn sau khi phơi nhiễm. Cụ thể: Test nhanh kháng nguyên không thể phát hiện ra mầm Covid-19 cho đến ít nhất 2 ngày sau khi tiếp xúc. Phải mất trung bình 3 ngày mới phát hiện ra kết quả nhiễm. Đồng thời, nó cũng không thể phát hiện ra Covid-19 khi tiếp xúc đã lâu.

+ Sản phẩm bị nhiễm bẩn do bạn chạm đầu ngón tay hay chạm vào các bề mặt không sạch sẽ khác cũng sẽ làm sai lệch kết quả.

+ Việc lấy mẫu sai góc và độ sâu cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Nếu lấy dịch mũi, thay vì đưa tăm bông đi thẳng lên trên, hãy cố đi theo chiều ngang và nhẹ nhàng đưa sâu vào mũi khoảng 2 – 3cm. Sau đó, xoay nhẹ que lấy mẫu vào thành mẫu.

+ Trường hợp mẫu bạn lấy mà bị dính máu thì phải bỏ đi vì sẽ cho kết quả không đúng.

+ Không ăn, uống, nhai kẹo cao su, đánh răng hoặc hút thuốc trước khi làm test nước bọt vì sẽ cho kết quả sai. Nếu bạn vừa làm những điều này, hãy đợi ít nhất 30 phút sau rồi mới lấy mẫu.

+ Bạn chỉ nên thêm số giọt đúng theo hướng dẫn của bộ kit, không thêm nhiều hay ít hơn để đảm bảo chất lỏng di chuyển trên bề mặt thử nghiệm trong thời gian cụ thể.

+ Bạn cần chờ thời gian được đề cập trong hướng dẫn, việc đọc kết quả quá sớm có thể cho kết quả âm tính giả và quá muộn có thể cho bạn kết quả hai vạch giả.

Trên đây là những khuyến cáo của Bộ Y tế về việc lấy mẫu đã được báo chí đăng tải. Bây giờ mọi người đều tự test nhanh tại nhà rồi mới đi làm PCR. Vì thế, cần hết sức lưu ý tuân thủ để đảm bảo mình nhận được kết quả chính xác.