Đặt sự tự trọng của người khác lên vị trí số một. Cố gắng làm người khác cảm nhận được tôn nghiêm của họ. Cho kẻ yếu sự tôn trọng càng đáng quý hơn, đặt người khác ở trong lòng.

Khẩu đức

Chỗ nào có thể tha thứ được cho người khác thì nên tha. Lời thẳng thắn có thể nói vòng vo một chút. Lời nói không phải gió bay. Thế nên lời nói không nên giảo hoạt, cũng đừng quá lạnh lùng. Suy từ mình muốn nghe gì mà nói với người như vậy. Đấy gọi là chân thành tự đáy lòng.

Chưởng đức

Khen ngợi người khác thì phải vỗ tay, mỗi người đều cần có tiếng vỗ tay của người khác. Vui vẻ vì người khác chính là trách nhiệm của mỗi người. Người không biết vỗ tay thì đời người quá hẹp hòi. Biết khích lệ người khác một chút thì mới có thể mang đến cho họ nhiều sức mạnh hơn bạn tưởng. Nó thể hiện tấm lòng rộng rãi, tâm tình hào sảng. Không thể tán thưởng người khác nhiều phần là do tâm đố kị, lòng dạ hẹp hòi. Lấy tâm rộng rãi mà đối với người thì không thiệt gì cho mình mà lại được rất nhiều thiện cảm.

10-loi-vang-y-ngoc-cua-co-nhan-nghin-nam-van-nguyen-gia-tri-ai-hieu-duoc-mot-nua-at-se-thanh-cong-15h30-151551

Diện đức

Không nể mặt là sự vô lễ lớn nhất. Bất cứ lúc nào thì cũng nên để một nấc thang cho thể diện của đối phương. Nhìn thấu đừng vạch trần, thể diện không bị mất. Nên giữ thể diện cho người khác như là mình muốn giữ thể diện cho mình. Cái đó là sự tinh tế, thấu hiểu, khiêm nhường.

neu-muon-bao-toan-phuc-duc-tuyet-doi-dung-noi-loi-nay-hinh-2

Lễ tiết đức

Nhiều nghi lễ không ai trách, đưa lễ đến tận nơi. Người biết phép tắc lễ nghi là người hiểu đạo. Người hiểu đạo là người biết sống có trước sau, phải trái. Là người đáng trọng và đáng tin. Người như thế không thể không thành tựu.

Tôn trọng đức

Đặt sự tự trọng của người khác lên vị trí số một. Cố gắng làm người khác cảm nhận được tôn nghiêm của họ. Cho kẻ yếu sự tôn trọng càng đáng quý hơn, đặt người khác ở trong lòng.

Sống trong đời, điều quan trọng bâc nhất cần phải tu dưỡng, ấy là tôn trọng người khác. Không làm được vậy thì không thể trách người không tôn trọng mình.