Rau mồng tơi là loại rau phổ biến mùa hè. Tuy nhiên khi ăn rau mồng tơi cần chú ý một số điều kẻo hại sức khỏe.

Mồng tơi là loại rau quen thuộc được nhiều người yêu thích. Mâm cơm ngày hè chỉ cần bát canh mùng tơi, cà muối là trọn vẹn. Tuy nhiên, khi ăn rau mồng tơi cần nhớ một số điều để không gây hại.

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, rau mồng tơi có thể được sử dụng để tăng cường sinh lý cho nam giới, chữa mộng tinh, thanh nhiệt, giải độc, trị táo bón, giúp làm đẹp da, trị đau nhức xương khớp. Dù bổ dưỡng và hữu dụng như vậy nhưng mồng tơi chỉ thực sự tốt khi được tiêu thụ đúng cách. Vị lương y khuyến cáo 4 điều cấm kỵ, 5 đối tượng không nên ăn rau mồng tơi.

2

3 điều cấm kỵ khi ăn canh rau mồng tơi người Việt cần tránh

Rau mồng tơi chưa chín kỹ

Lá và thân rau mồng tơi khá nhớt và cứng. Do đó nếu rau mồng tơi chưa chín kỹ thì có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, đồng thời gây hại cho dạ dày. Ngược lại, việc ăn canh rau mồng tơi đã được nấu chín kỹ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ tối đa những chất dinh dưỡng và loại trừ khả năng nhiễm ký sinh trùng bám trên rau.

Ăn canh rau mồng tơi để qua đêm

Rau mồng tơi có chứa lượng nitrat lớn, vì thế nếu để qua đêm sẽ khiến bát canh rau sinh sôi nhiều vi khuẩn, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ngộ độc, ung thư nếu tiêu thụ nhiều.

Ăn quá nhiều rau mồng tơi

Rau mồng tơi dù tốt cho cơ thể, có tác dụng nhuận tràng, hạ hỏa… nhưng không phải vì thấy nó tốt mà ăn nhiều. Bệnh nhân tiêu chảy, đại tiện lỏng mà ăn nhiều rau mồng tơi sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân đau dạ dày ăn nhiều mồng tơi sẽ làm tăng gánh nặng dạ dày, làm trầm trọng hơn triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, đau bụng.

Rau mồng tơi có chứa nhiều purin – hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axit uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Vì vậy người bệnh thận ăn nhiều rau mồng tơi sẽ khiến sức khỏe của thận bị đe dọa.

Ngoài ra, người khỏe mạnh ăn quá nhiều rau mồng tơi trong một lúc sẽ khiến cơ thể hấp thụ dinh dưỡng kém vì rau mồng tơi có chứa một hàm lượng axit oxalic cao.

5 đối tượng cần tránh ăn rau mồng tơi

Người đang bị tiêu chảy

Rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón rất hiệu quả. Do đó, nếu bệnh nhân tiêu chảy, đại tiện lỏng ăn rau mồng tơi sẽ bị “phản tác dụng”, sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị sỏi thận

Rau mồng tơi có chứa nhiều purin – hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Ngoài ra, axit oxalic có nhiều trong rau mồng tơi cũng gây tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, khiến tình trạng của người bệnh thận trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh nhân đau dạ dày

Rau mồng tơi vốn có hàm lượng chất xơ cao. Lượng chất xơ quá lớn sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, chuột rút.

Người mới lấy cao răng

Mới lấy cao răng xong mà ăn rau mồng tơi sẽ khiến thành quả của bạn thành “công cốc” bởi chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ không hòa tan được trong nước và hình thành mảng bám trên răng, cũng vì vậy mà răng của bạn sẽ trở nên đen, vàng hơn. Những người mới lấy cao răng được khuyên là không ăn mồng tơi trong 1-2 tuần.

Người bệnh gút

Người bệnh gút phải kiêng loại rau này hoàn toàn vì sẽ khiến tình trạng đau nhức khớp thêm trầm trọng do có khả năng tích tụ axit uric trong cơ thể.