Thể dục thể thao là cần thiết và rất tốt để duy trì sức khỏe, độ dẻo dai. Tuy nhiên, người ở tuổi 45 trở đi cần tránh xa 3 môn này kẻo gây tác dụng ngược.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, việc tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe. Giúp cơ thể dẻo dai, tăng đề kháng, ngừa nhiều bệnh tật.

Tuy nhiên, giai đoạn từ 45 tuổi trở ra, có 3 bộ môn nên hạn chế hoặc tránh xa vì có thể gây hại cho sức khỏe.

Chạy marathon

Sau 45 tuổi, cơ thể dần bị lão hóa, một số cơ quan sẽ yếu đi, các khớp bị bào mòn và thoái hóa nên không phù hợp với bộ môn đòi hỏi sự khắt khe về thể lực này. Bên cạnh đó, chạy đường dài sẽ tiết ra nhiều axit lactic, nếu vận động quá mạnh, cơ thể có thể không chịu được sẽ hại thận, gây suy thận.

Một nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) cho thấy 80% người chạy marathon xuất hiện dấu hiệu tổn thương thận sau khi hoàn thành cuộc đua. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên thử bộ môn này và lựa chọn những bài tập phù hợp hơn để tốt cho cơ thể.

2

Các môn thể thao đối kháng

Thể thao đối kháng như bóng rổ, bóng đá, bóng bầu dục…thường có nhịp độ rất nhanh và đòi hỏi tế bào cơ làm việc quá sức trong thời gian dài sẽ sản sinh các chất độc làm hại đến thận.

Không những thế, các môn thể thao này rất dễ làm tổn thương vùng eo khi tập luyện. Đây là khu vực nhạy cảm, có nhiều cơ quan quan trọng, nếu chịu tác động xấu thì không chỉ cơ, xương cục bộ mà cả thận cũng có thể bị tổn thương.

Gập bụng

3

Gập bụng là bộ môn giúp loại bỏ đi “bụng mỡ” xấu xí, săn chắc cơ bụng, tránh tình trạng béo bụng ở người trung niên nhưng không phù hợp với người sau 45 tuổi. Việc thực hiện tư thế ngồi nhiều lần có thể gây áp lực lên cột sống, thắt lưng khiến những bộ phận này dễ bị tổn thương, rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, xương của người cao tuổi vốn mỏng manh, các bài tập lặp đi lặp lại có thể không có lợi, thậm chí còn gây hại cho cột sống, ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý 3 Không khi tập luyện để kéo dài tuổi thọ

Không để bụng đói khi tập thể dục

Nhiều người tin rằng tập thể dục khi bụng đói sẽ giúp tăng cường đốt cháy năng lượng của cơ thể. Tuy nhiên điều này hoàn toàn trái ngược với những cơ sở khoa học. Việc tập thể dục khi bụng đói sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu và thậm chí là choáng váng do hạ đường huyết.

Vì vậy, để đạt hiệu quả tốt nhất khi tập thể dục, tốt nhất bạn nên ăn một hoặc hai giờ trước khi tập luyện.

Không uống nhiều nước ngay sau khi tập thể dục

Nhiều người thường sẽ có thói quen uống rất nhiều nước ngay sau khi ngừng tập thể dục bởi lúc này cơ thể bị mất nước nhẹ do ra nhiều mồ hôi khi vận động. Tuy nhiên, việc bạn uống nước sau khi tập là khá tai hại.

Nguyên nhân là sau khi vận động liên tục, uống nhiều nước lúc này sẽ dễ làm cho dạ dày bị giãn nở, gây ra cảm giác buồn nôn, chướng bụng, đau bụng, không tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Không tập thể dục khi bị bệnh

Khi cảm thấy cơ thể không khỏe, bạn nên tạm ngừng tập luyện. Khi cơ thể bị ốm hay mang bệnh, sức đề kháng, hệ miễn dịch sẽ yếu đi. Lúc này nếu cơ thể vận động sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng và gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe.